Cơn sốt Bất Động Sản?

Cạnh nhà mình có cái nhà giao bán 32 tỷ năm 2018. Hôm vừa rồi vừa bán giá 43 tỷ.

Có một điều mình luôn thắc mắc, đó là trong 3 năm vừa rồi phố nhà mình vẫn y nguyên, không có một cái gì thay đổi, thành phố cũng không làm gì mới trong khu vực này, không đường mới, không hạ tầng mới. Đến số người sống ở cái phường, cái quận, cái thành phố này cũng không tăng lên (thậm chí còn giảm nhẹ do dịch mọi người về quê bớt).

Thế tại sao cái mảnh đất có từ thời Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long đến giờ nó lại tăng giá đến hơn chục tỷ. Rõ ràng chẳng ai làm gì để tăng giá trị mảnh đất, chẳng phải tăng thêm số lượng người để mật độ và như cầu tăng lên.

Thế giá trị tăng đến 30% là do cái mẹ gì?

Khi bất động sản tăng giá phi mã mà ko do một ai xây dựng thêm một giá trị gì vào nó thì thực sự nguy hiểm. Các con giời FOMO lao theo, “giá đất” lại càng phi mã mặc dù “giá trị” thì vẫn nguyên xi.

Thế có nghĩa là gì, có nghĩa là các bạn đang lấy đi cơ hội của chính mình và con cháu mình trong tương lai. Con bạn có thể sẽ trở thành Steve Jobs , làm ra đc những thứ như Apple trong tương lai nếu mảnh đất nó sẽ dùng làm nhà máy sản xuất chỉ có 100 tỷ. Nhưng bạn đã góp phần vào việc đẩy giá nó lên đến 1000 tỷ mất rồi. Và thế là sẽ không còn làm nhà máy đc nữa vì giá thành sản xuất sẽ rất cao, sản phẩm tạo ra không cạnh tranh được.

Và tất nhiên, khi bài toán kinh tế đã ko còn nữa thì sẽ chẳng ai lao vào làm. Thế là Steve Jobs VN đã bị giết chết trước khi là trứng nước! Và con bạn lại đi làm sale bất động sản để tiếp tục nâng giá đất, thế giới mất đi một thiên tài đáng ra có thể tạo ra được bao nhiêu giá trị chỗ xã hội.

Hạ tầng là cái cần phải làm để xã hội phát triển, khi hạ tầng được nâng cấp thì giá trị sử dụng đất sẽ lên do mọi người có thể tạo ra nhiều giá trị cho Xã hội trên mảnh đất đó hơn.

Nhưng cái đó khác với việc kinh doanh bất động sản nâng giá đất kiếm lời. Vì nó chả mảng lại lợi ích gì cho Xã hội, chỉ tước đi cơ hội của tương lai.

Và trách nhiệm của nhà nước là phải làm được việc phát triển hạ tầng chứ ko phải nâng giá đất. Hiện tại, chúng ta đang thấy một sự mất kiểm soát trầm trọng trong việc quan trọng này.

Cầm 1 triệu đô la trong tay, không mua nổi một căn “biệt thự song lập” ở những khu cách đây 1-2 năm có khi chỉ dành cho chó “ị” là điều đang xảy ra ở cái nơi mà mức lương 3 năm tăng chưa tới 1 triệu đồng.

Những căn nhà có giá hàng chục tỉ để hoang không có ai ở, thậm chí heo hút vắng bóng người qua nhưng cứ lên giá đều đều khiến người ta không còn ý thức được tiền khó kiếm thế nào.

Giờ toàn doanh nhân tài không đợi tuổi, mặt non choẹt nhưng toàn nói cái giọng: “Anh không chốt nhanh là người khác chốt ngay, giờ vị trí này mà có 40 tỷ là rẻ đấy anh ạ“.

Rẻ? Cũng rẻ thật, nếu trong tay họ có hàng trăm tỉ.

Bà con tỉnh lại đi, đừng so giá nhà với Mỹ hay Nhật nữa. Với mức lương như hiện nay, một căn nhà 100m2 có giá khoảng 500 triệu là hợp lý. Bà con cứ ngồi tính nhẩm thử xem, 10 năm đi làm rồi ăn tiêu dè xẻn còn chưa chắc mua được một căn như thế đấy, đừng có mơ mộng mà nghĩ mình đã giàu. Còn nghèo lắm bà con ạ!

Nguyên nhân gây hiện tượng sốt đất

Nguyên nhân gây sốt đất thì có nhiều nhưng theo tôi có mấy nguyên nhân chính như sau:

1. Lãi xuất ngân hàng thấp: Dẫn tới nhiều người có tâm lý rút tiền gửi ngân hàng ra mua đất, tâm lý sợ lạm phát tiền mất giá nhiều người tìm kênh trú ẩn tiền tìm đến mua đất.

2. Giá bất động sản tăng nhanh ở các thành phố lớn, rồi lan về các thành phố vệ tinh nhỏ, khi giá tại các tp nhỏ cũng tăng thì giới đầu cơ, nhà đầu tư, sàn bất động sản, môi giới tìm về vùng lân cận chính là các vùng nông thôn làm cho giá đất tăng nóng như trong thời gian vừa qua.

3. Thiếu nguồn cung dự án, trong vài năm qua các nơi nguồn cùng bđs khan hiếm dự án được phê duyệt mới ít, tại các địa phương chủ yếu nguồn cùng là đất đấu giá, và đất dân khi đất đấu giá được quan tâm, thậm trí tăng giá nhanh,thì sau đó đất dân theo đó tăng mạnh theo sau.

4. Quy hoạch như mở đường, xây dựng nhà máy, khu công nghiệp mở rộng về nhiều vùng nông thôn, cũng là nguyên nhân dẫn tới nhà đầu tư, đầu cơ, môi giới về săn đất làm thị trường khan hiếm, và đẩy giá đất vùng nông thôn tăng nhanh.

5. Hiệu ứng “ảo sốt đất” từ những người môi giới – cò đất.

Sốt đất có dấu hiệu lan dần như “vết dầu loang”?

Sau khi nhà nước thực hiện gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng, nhiều địa phương trong thời gian qua liên tục đón các cơn “sốt” đất. Theo đó, giá đất cũng đã tăng gấp 2-3 lần, thậm chí đến 4-5 lần chỉ trong thời gian ngắn.

Hiện nay sốt đất không chỉ co cụm ở ở một số khu vực lân cận Sài Gòn hay Hà Nội mà có dấu hiệu lan rộng, lan mạnh ra nhiều địa phương, các vùng quê, nông thôn hay vùng núi, theo các thông tin quy hoạch hạ tầng.

– Mặt bằng giá hiện tại đã lên khá cao, có nơi mức tăng đạt gấp 2-3 lần so với thời điểm mua vào. Ngay ở các khu vực vùng cao, giá cũng tăng nhanh theo cơn sốt.

– Cơn sốt lan rộng ở nhiều nơi như ở Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Buôn Mê Thuột, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Kon Tum, ….

– Trong tháng 3/2022, nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng ở hầu hết các loại hình so với tháng 2/2021. Trong đó, nguồn cung và nhu cầu tìm mua đất, đất nền ghi nhận tăng cao về mức độ quan tâm, Đà Nẵng tăng 15%, Quảng Nam 10% , Hà Nội 18%,…

Vì sao CƠN SỐT ĐẤT LAN RỘNG?

Trong hai năm trở lại đây, kinh tế chung của Việt Nam mặc dù vẫn bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn có sự tăng trưởng.

Những khu vực có những thông tin quy hoạch dự kiến triển khai thì các nhà đầu tư lại đổ vào, giá đất được đẩy lên cao do tình trạng mua đi bán lại nhanh.

Nguồn lực đầu tư hiện vẫn còn rất lớn và sau mỗi đợt tăng ấn tượng của thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển lợi nhuận sang bất động sản.

Bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn Lạm phát gia tăng và căng thẳng kinh tế chính trị.

Nguồn: Sưu tầm

Khóa học đầu tư Bất động sản

5/5 - (8 votes)

Leave a Reply