Tục lệ cúng ông Công ông Táo là nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam ta từ bao đời. Nét đẹp này được lưu giữ và tồn tại qua nhiều thế hệ, mang đến tín ngưỡng tâm linh trong sáng, biết ơn của mỗi người hướng đến người thân gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về.
Thế nhưng cúng ông Công ông Táo ở đâu là hợp lý và trang trọng không phải ai cũng biết. Hãy cùng Top Bài Viết tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cúng ông Công ông Táo là gì?
Cúng ông Công ông Táo là gì?
Theo dân gian truyền lại, tục cúng ông Công ông Táo thường rơi vào ngày 23 tháng Chạy, tức 23 tháng 12 Âm lịch hàng năm. Đây là một lễ cúng quan trọng mọi gia đình thường làm trước dịp lễ Tết Nguyên đán.
Nguồn gốc của lễ cúng này là bởi mọi người tin rằng vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng, tổng kết lại chuyện lớn nhỏ xảy ra trong một năm đã qua, cũng như gửi gắm những cầu mong, hy vọng cho một năm mới bình an, tài lộc.
Tục cúng ông Công ông Táo đã trở thành một thường lệ mỗi dịp cuối Năm, mang theo nhiều ý nghĩa tín ngưỡng, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận từ gia chủ.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu là hợp phong thủy?
Cúng ông Công ông Táo ở đâu hợp phong thủy?
Cúng ông Công ông Táo là một bàn cúng quan trọng, thể hiện tấm lòng thành của mỗi gia chủ với các bậc thần linh trong tín ngưỡng. Vậy làm thế nào để mâm cúng ông Công ông Táo thêm trọn vẹn, đủ đầy, phù hợp với phong thủy?
Mâm cúng ông Công ông Táo nên đặt ở đâu?
Phong tục thờ cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa có từ rất lâu đời của người Việt. Không có một tài liệu lịch sử nào quy định chính xác về vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu, đây là vấn đề mở và mỗi gia đình, mỗi cá nhân có một cách nhìn nhận khác nhau.
Theo tương truyền, ông Công hay có tên gọi khác là Thổ Công, cần đặt bàn cúng trên bàn thờ chính, trong khi ông Táo là người quán xuyến bếp núc, cần thực hiện thờ cúng trong bếp. Thế nhưng, xã hội phát triển và người dân cũng đơn giản hóa các nghi thức không cần thiết, miễn sao đảm bảo sự trang nghiêm, linh thiêng và nghi thức cần đủ đầy, tôn kính. Ngày nay, nhiều gia đình thực hiện cúng ông Công ông Táo cũng cần đặt ở nơi cao, trang trọng trong nhà. Cũng có một số gia chủ chu đáo chuẩn bị một bàn thờ riêng cho dịp này. Nhìn chung, chỉ cần một nơi trang nghiêm và sạch sẽ, gia chủ có thể thực hiện nghi thức này.
Nhà không có ban thờ nên đặt mâm cúng ở đâu?
Đất chật người đông, nhà cũng vì thế thu hẹp lại, thế nên nhiều gia đình không gian thờ tự bị giới hạn, không thể chuẩn bị một bàn thờ riêng dành cho ông Công ông Táo. Vấn đề này được nhiều gia đình đặt ra nên thắp hương ở đâu cho phải phép. Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh và Phạm Cương, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.
Nơi thích hợp đặt cá chép khi cúng ông Công ông Táo
Ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên trời chầu Ngọc Hoàng cuối năm là hình ảnh đẹp đẽ in sâu trong tiềm thức nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Và trong dịp cúng ông Công ông Táo, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị cá chép vàng cho hai ông thuận lợi lên đường. Vậy trước khi thả cá chép xuống nước, ta nên đặt cá chép ở đâu khi đang cúng? Bạn có thể thả cá vào một chậu hoặc bình sạch, ngay ngắn đặt cạnh mâm cơm cúng. Nếu bạn sử dụng cá chép giấy, hãy đặt cạnh tiền vàng mã.
Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Cúng ông Công ông Táo là một nghi thức thiêng liêng, trang trọng. Khi thực hiện bàn cúng này, bạn nên cẩn thận với một số lưu ý dưới đây:
- Ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm khi thực hiện lễ cúng.
- Khi làm lễ, hãy mở rộng các cửa, tạo không gian thoáng, với ý niệm xua tan những điều xưa cũ không lành của năm mới, đón may mắn bình an mới vào nhà.
- Vì lễ tiễn ông Công ông Táo lên trời ngự triều báo cáo tình hình trong năm, nên bạn không nên cầu mong thái quá phú quý giàu sang. Hãy thành tâm cầu mong tốt lành, điều dữ qua đi, điều lành ở lại, mong cầu báo cáo những điều tốt đẹp của gia đình năm qua.
- Nếu gia đình bạn cúng cá chép sống thì khi thả cá, bạn nên thả từ từ, tránh đứng từ trên cao thả xuống bởi có thể sẽ làm cá bị chết. Điều này rất tối kỵ và phản lại ý nghĩa tốt đẹp của việc phóng sinh.Đồng thời bạn phải đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, không thả hay vứt túi ni-lông lung tung.
Trên đây là một số lưu ý về vị trí cúng ông Công ông Táo ngày Tết. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức để thực hiện bàn cúng này trang nghiêm, vẹn toàn và thành tâm.