Dịch cá thủy phân được xem là phân bón sinh học thế hệ mới – công nghệ cao. Khi bón kết hợp sẽ làm giảm chi phí và nâng cao chất lượng nông sản.
Hiểu về dịch cá thủy phân
Cá rất giàu dưỡng chất, nhiều nhất là đạm, hay còn gọi là protein.
Protein có cấu trúc phân tử lớn, cây trồng khó hấp thụ trực tiếp qua khí khổng của lá và rễ. Vì vậy cần phải cắt nhỏ/thủy phân protein thành các phần tử có cấu trúc nhỏ hơn, gọi là Axit amin (Amino axit) để cây trồng dễ hấp thụ. Hay nói cách khác, protein là do trên 100 Axit amin cấu tạo nên.
* Khái niệm thủy phân: Thủy phân là quá trình phân giải/cắt nhỏ protein thành các phần tử có cấu trúc nhỏ hơn là Axit amin.
Có 2 phương pháp thủy phân:
- Thủy phân bằng hóa chất như: axit hoặc bazơ.
- Thủy phân bằng enzyme. Thủy phân bằng enzyme tốt hơn cho cây trồng.
4 yếu tố quyết định chất lượng của dịch cá thủy phân
- Chất lượng nguồn nguyên liệu.
- Enzyme phân giải.
- Thiết bị phân giải.
- Kỹ thuật phân giải.
7 ưu điểm của dịch cá thủy phân
1- Dưỡng chất đa dạng ở dạng Axit amin – là khác biệt riêng có
Cây trồng cần 20 loại Axit amin, dịch cá thủy phân cung cấp gần đủ 20 loại Axit amin. Hiếm có loại phân nào cung cấp dưỡng chất đa dạng và toàn diện như dịch cá thủy phân.
Cây trồng cần 20 loại Axit amin, nhưng cây trồng chỉ tổng hợp được 11 loại. Để cây trồng phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nông sản, nhất thiết phải bổ sung 9 loại Axit amin thiết yếu mà cây trồng không tổng hợp được
=> Bón dịch cá thủy phân là giải pháp hoàn hảo nhất.
Các loại dưỡng chất cung cấp cho cây trồng như NPK, trung – vi lượng,… không phải ở dạng Axit amin => Axit amin là khác biệt riêng có, là linh hồn của dịch cá thủy phân.
2- Tác động nhanh – phù hợp bón thúc
Thông thường cây hút dưỡng chất từ nhiều nguồn khác nhau, phải qua quá trình “tiêu hóa – tổng hợp” để thành Axit amin cho cây. Bón dịch cá thủy phân là hình thức cung cấp trực tiếp Axit amin cho cây, bỏ qua quá trình “tiêu hóa – tổng hợp” nên dịch cá tác động rất nhanh, mạnh mẽ, phù hợp bón thúc.
Quá trình “hút – tiêu hóa – tổng hợp” thành Axit amin của cây tiêu hao năng lượng rất lớn. Bón dịch cá thủy phân là là hình thức cung cấp trực tiếp Axit amin cho cây, bỏ qua quá trình “tiêu hóa và tổng” nên cây không mất nhiều năng lượng.
3- Ít bay hơi – liên kết tốt: giúp tiết kiệm và làm tăng hiệu lực của các nguyên tố dinh dưỡng khác
Dưới tác động nhiệt độ cao của môi trường, NPK rất dễ bay hơi. Axit amin có tính bám dính tốt, ít bay hơi nên khi bón chung với NPK sẽ giúp tiết kiệm lượng NPK rất lớn.
Các Axit amin có trong dịch cá thủy phân còn có khả năng liên kết tốt với các kim loại trung vi lượng như: sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn), magiê (Mg), … Các dạng liên kết “Axit amin – kim loại” được cây hấp thụ nhanh và hiệu quả. Nó cũng gia tăng hiệu quả lưu dẫn qua một “chặng đường dài” từ rễ, thân, lá đến các bộ phận khác trong cây. Nên bón dịch cá thủy phân kết hợp chung với NPK, với trung vi lượng sẽ giúp tiết kiệm và làm tăng hiệu lực của các nguyên tố dinh dưỡng này.
4- Thúc đẩy quá trình tổng và hợp trao đổi chất trong những điều kiện khắc nghiệt
Quá trình hút dưỡng chất để tổng hợp nên Axit amin cho cây bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường (như: nhiệt độ cao, nắng hạn,…) và các yếu tố khác như: sinh lý, sức khỏe của cây trồng. Bón dịch cá thủy phân là hình thức cung cấp trực tiếp Axit Amin cho cây giúp cây hấp thụ trực tiếp, khắc phục được sự ảnh hưởng bất lợi của môi trường nói trên, và sự khủng hoảng sinh lý, sức khỏe của cây trồng, qua đó thúc đẩy quá trình tổng hợp và trao đổi chất.
5- Tăng sức đề kháng và sức khỏe cây trồng
Một số Axit amin có chứa lưu huỳnh làm giảm tác hại của sâu bệnh và làm tăng đề kháng của cây trồng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ hiệu quả của Axit amin đối với bệnh sưng vàng rễ khoai tây do tuyến trùng Kovacs gây ra.
Cung cấp Axit amin cho cây cũng có tác dụng làm giảm tác động của ấu trùng và trứng tuyến trùng so với đối chứng. Cung cấp Axit amin cho cây cũng làm giảm tình trạng sần trái do vi rút plum pox gây ra. Các Axit amin còn làm giảm sự rụng trái ở các cây ăn trái.
6- Tốt cho sự ra hoa và đậu trái
Các nghiên cứu ở Ý trên cây ôliu cho thấy Axit amin nâng cao khả năng thụ phấn và kéo dài thời gian sống của hạt phấn, điều này giúp cây tăng tỷ lệ đậu trái, đặc biệt đối với các cây tự thụ phấn như hồ tiêu, cà phê, thanh long, …
7- Làm tăng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật
Sự kết hợp Axit min với thuốc BVTV sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc so với dùng thuốc BVTV một cách riêng lẻ. Khả năng bám dính tốt của Axit amin giúp giữ thuốc BVTV trên mặt lá tốt hơn ngay cả điều kiện gặp mưa. Axit amin còn hoàn thiện tính chất thẩm thấu và cân bằng pH của thuốc BVTV. Axit amin như Cysteine chẳn hạn, giúp cây giải độc một số loại hóa chất, hạn chế tác hại của vô cơ và thuốc BVTV, còn giúp cây tạo diệp lục tố.
Chức năng một số Axit Amin có trong dịch cá thủy phân
Lưu ý: Các Axit amin được đánh dấu “*” là các Axit amin thiết yếu, cây trồng rất cần các loại Axit amin này nhưng cây trồng không tổng hợp được. Vì vậy, muốn cây phát triển toàn diện và gia tăng chất lượng nông sản, nhất thiết phải bổ sung các Axit amin thiết yếu => Bón dịch cá thủy phân là giải pháp ưu việt nhất.
- Glycine: Giúp tổng hợp các Axit amin khác, giúp cân bằng sinh trưởng cây trồng.
- Proline & Hydroxyproline: Proline có ích cho mạch dẫn và các mô liên kết, tạo nhiều năng lượng cho thân cành mập hơn và tạo thêm tế bào mới. Điều chỉnh trạng thái cân bằng nước. Cấu tạo nên thành tế bào. Thiết yếu để tạo phấn hoa, tốt cho đậu trái.
- Glutamic & Glutamine: Glutamic Axit là nguồn năng lượng quan trọng cho tế bào sinh trưởng và trao đổi chất. Glutamine cải thiện sự phát triển và sự tập trung. Đây là nguồn năng lượng quan trọng cho các cơ quan của cây như mạch dẫn, thân và tế bào…
- Serine: Điều chỉnh trạng thái cân bằng nước. Tái tạo năng lượng cho tế bào, giúp cây phát triển đồng bộ, cải thiện sự trao đổi chất nhanh và hiệu quả, giúp tăng khả năng miễn dịch.
- Arginine: Là tiền chất của polyamine, rất quan trọng để phân chia tế bào. Arginine giúp cho cây tạo hormone tăng trưởng, cải thiện hệ miễn dịch, tạo ra tế bào mới khỏe mạnh.
- Phenylalanine*: Là tiền chất cấu tạo nên Lignine, tạo các chồi gỗ khỏe hơn.
- Alanine: Vai trò rất quan trọng trong việc tạo hormon trao đổi chất và kháng virus. Là Axit amin chính có ích cho mô liên kết, giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp cây trồng và các mô khác lấy năng lượng.
- Tryptophan*: Kích thích cây sinh trưởng tự nhiên.
- Aspartic: Giúp chuyển hóa tinh bột thành năng lượng cho cây. Ngoài ra nó còn giúp tăng sức đề kháng và hạn chế lượng độc tố trong cây.
- Cystine: Cải thiện chứng viêm nhiễm, tạo đề kháng, giúp cây cải thiện tự phục hồi. Tái tạo vườn già và kém phát triển. Giải độc hóa chất, hạn chế tác hại của vô cơ và thuốc BVTV. Giúp lá tạo diệp lục tố.
- Ornithine: Giúp tạo hormon tăng trưởng, hỗ trợ quá trình tái tạo, tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng sâu bệnh và các lọai nấm.
- Tyrosine: Giúp cây phát triển mạnh mẽ, kéo dài sự sống của hạt phấn. Giúp tạo hormon tăng trưởng.
- Leucine*: Leucine được làm năng lượng, giúp giảm khả năng mất cân bằng trong cây. Giúp cây tái tạo xanh tốt, trẻ hóa vườn già và làm lành da tổn thương.
- Valine*: Valine dễ hấp thụ, được hấp thụ trực tiếp vào các bộ phận của tế bào.
- Histidine*: Histadine được dùng trong điều trị cây nhiễm virus và khủng hoảng dinh dưỡng, nấm bệnh, ngộ độc vô cơ, và các chứng viêm nhiễm khác. Tái tạo mô và tăng cường sản sinh tế bào mới.
- Lysine*: Lysine có lợi cho thân cây và các mô liên kết. Chất này được dùng trong điều trị chứng rộp thân rễ, và tiêu diệt nhiều loại virus khác. Lysine còn giúp phát triển cành và thân nhờ làm tăng lượng collagen. Khi sử dụng kết hợp với vitamin C, Lycine sẽ giúp cây sử dụng ô xy hiệu quả hơn và hạn chế được tình trạng cây bị bệnh hay kém phát triển.
Nguồn: Tổng hợp từ camnangcaytrong.com và nhiều nguồn tài liệu khác.