Bài viết dành cho những người làm bất động sản mới vào nghề, các nhà đầu tư mới hay chỉ đơn thuần là dành cho người muốn tìm hiểu về ngành bất động sản.
1. Bất động sản là một ngành lớn
Bất động sản là một ngành lớn và ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế.
Lấy ví dụ: Các chuyên trang kinh tế luôn có mục bất động sản đứng cạnh kinh tế vĩ mô, chứng khoán, ngân hàng…
Các ngân hàng khá ưa thích thế chấp bất động sản làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng bởi, bất động sản là tài sản có giá trị lớn và có tính an toàn về mặt pháp lý.
Khi thị trường phát triển các nhà đầu tư bất động sản và các nhà môi giới bỏ nhiều tỉ vào ngành truyền thông và quảng cáo nên ngành truyền thông rất thích bất động sản.
Ăn, mặc, ở, đi lại, thông tin, giải trí…là những nhu cầu cần thiết của con người thì nhu cầu “ở” đang chiếm vị trí thứ 3…ai sinh ra cũng cần chỗ để ở nên “bất động sản” luôn tồn tại xung quanh bạn.
Nguồn thuế đến từ bất động sản rất lớn. Bạn hình dung điều này nhé! Khi giao dịch bất động sản người bán chịu thuê thu nhập cá nhân là 2%/tổng giá trị căn nhà ví dụ:
Căn 1 tỷ người bán nộp thuế là 20 triệu. Người mua nộp thuế trước bạ là 0,5%/ tổng giá trị căn nhà Ví dụ: Căn 1 tỷ nộp thuế ra sổ là 5 triệu. Vậy cơ bản 1 giao dịch 1 tỷ nhà nước có 25 triệu rồi! Nếu, hàng trăm nghìn giao dịch thì tiền sẽ là bao nhiêu?
Chưa tính nếu hộ kinh doanh đóng thuê môn bài, đóng thuế sử dụng đất…Nói chung nhà nước kiếm khá nhiều tiền thuế bất động sản.
2. Bạn không thể sở hữu bất động sản
Quy định hiện nay về đất là tài sản quốc gia nên bạn chỉ có thể sử dụng đất và không được sở hữu đất. Có 2 loại sổ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ Đỏ), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Sổ Hồng). Có một ví dụ như sau: Nếu bạn đào được 1 hũ vàng nhưng bạn lại khoe ra bạn đào được vàng thì có thể hũ vàng đó bạn sẽ không được hưởng 100% vì các cơ quan chức năng sẽ giữ hũ vàng và chia cho bạn 1 phần.
Nguyên nhân, đất đai là tài sản nhân dân do nhà nước quản lý và bạn có công phát hiện ra hòm vàng nên bạn sẽ có 1 phần công trong đó nên bạn sẽ được chia 1 phần của hũ vàng.
3. Bất động sản gồm rất nhiều sản phẩm và phân khúc
Bất động sản không chỉ đơn thuần là đất và nhà mà bất động sản gồm nhiều sản phẩm khác như: đất nền, nhà phố, căn hộ, biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, mặt bằng thương mại, nhà xưởng cho thuê, đất nông nghiệp, thủy sản….rất nhiều.
Bất động sản cũng có nhiều phân khúc khác nhau Ví dụ: Căn hộ tại Tp Hồ Chí Minh có phân khúc bình dân 10-15 triệu/m2, phân khúc trung bình 16 – 25 triệu/m2, cao cấp 26 – 45 triệu/m2, phân khúc siêu sang 60 triệu trở lên…(chỉ ước chừng là như vậy thôi).
4. Hầu như các đại gia hiện nay đều sở hữu bất động sản hoặc giàu lên từ bất động sản
Lấy một ví dụ cơ bản: một chủ đầu tư đầu tư bất động sản tại 1 khu đất vàng nào đó, chi phí đất+chi phí xây dụng+…tầm 2000 tỉ, 1 thời gian sau giá tăng lên 3000 tỉ tức là họ lời 1000 tỉ, trong khi ngành chính của họ không phải là kinh doanh bất động sản. Ví dụ như bánh kẹo, thủy sản…. Đây cũng là điều lý giải sao nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh ngoài ngành nhưng vẫn đầu tư bất động sản bởi thời kỳ bất động sản sốt lợi nhuận thu về từ bất động sản rất cao.
5. Có rất nhiều thứ bạn có thể kinh doanh từ bất động sản
Nếu bạn có mặt bằng kinh doanh tại vị trí đẹp bạn hoàn toàn có thể làm được nhiều thứ như bán hàng, cho thuê hay thậm chí chỉ để cho người ta treo bảng quảng cáo là bạn có tiền…Chính điều này khiến cho không chỉ bạn mà nhiều giới đầu tư khác thậm chí các ông chủ bất động sản lớn và các công ty nước ngoài luôn săn tìm quỹ đất vàng để kinh doanh và cho thuê.
Nhiều người không có đất nhưng lại giỏi kinh doanh có thể thuê mướn mặt bằng bằng kinh doanh để làm ăn. Mấy hôm vữa rồi cũng có một số bài báo trên các báo kinh doanh có nói về “chia sẻ kinh nghiệm sửa nhà nát bán giá chênh”, đó cũng là một hình thức kinh doanh và đầu tư bất động sản.
6. Nghề bất động sản là một nghề “đặc biệt”
Nhiều người nghĩ rằng nghề bất động sản chỉ đơn thuần là môi giới cho người mua và người bán và nhận tiền hoa hồng.
Thực tế thì nghề bất động sản lớn hơn khá nhiều, các công ty kinh doanh liên quan tới nghề bất động sản gồm: dịch vụ môi giới, quảng cáo, đấu giá bất động sản, định giá bất động sản, quản lý bất động sản (quản lý tòa nhà, khu đô thị…), kinh doanh cho thuê bất động sản…cao cấp hơn là đầu tư bất động sản, xây dựng khu công nghiệp cho các doanh nghiệp thuê, xây tòa nhà cho công ty thuê, kinh doanh, bán căn hộ, hay chỉ đơn thuần là xây dựng bãi xe để thu tiền gửi xe thôi…
7. Xu hướng bất động sản liên quan nhiều tới bản đồ và quy hoạch
Có một giai đoạn, nhiều người quen biết “người trong ngành” có được thông tin và mua đón đầu các điểm nóng. Xu hướng này vẫn còn mặc dù đã bị giảm sút nhiều sau khi các cơ quan quản lý đất đai và quy hoạch công khai quy hoạch tới nhiều người dân.
Ví dụ: bạn đang tính đầu tư bất động sản, bạn biết mua miếng đất trong hẻm hốc giá rẻ và năm sau làm đường trước cửa nhà bạn, bạn thấy đất của bạn tăng giá chóng mặt vì mặt tiền hoặc hẻm lớn. Đó là góc độ nhà đầu tư nhỏ lẻ cá nhân, đứng ở góc độ chủ đầu tư. Chủ đầu tư nghe ngóng biết 5-7 năm tới con đường lớn nào mở hoặc quy hoạch các khu vực họ mua đất lớn để phát triển dự án. Cơ hội thành công sẽ cao khi hạ tầng phát triển Ví dụ như: Đất Quận 9 hưởng lợi nhiều từ đường cao tốc Tp HCM-Long Thành-Dầu Giây, Metro, Đường vành đai 2,3 và các con đường khác. Thậm chí sân bay Long Thành xa tút ở Đồng Nai cũng khiến nhiều nhà đầu tư rạo rực tính bỏ tiền gom đất Quận 9, Nhơn Trạch.
8. Môi giới chuyên nghiệp khác gì so với “cò đất”
Môi giới chuyên nghiệp là những nhà môi giới được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề, được thử lửa tại thị trường trường bất động sản thông qua các dự án và còn một số tốt chất khác.
Khi thị trường bất động sản phát triển nóng khiến giao dịch nhiều, người người làm môi giới, nhà nhà làm môi giới hay chỉ đơn giản bạn ra đầu đường khu phố bạn ở là thấy ngay vài các chị, các cô đang sẵn sàng dẫn bạn đi coi nhà nếu bạn có nhu cầu.
Điều này khiến cho những người mua nhà và những người đầu tư loạn thông tin. Mặt khác, có một số môi giới có hành vi không tốt như tư vấn sai để vụ lợi hay lợi dụng chuộc lợi từ bất động sản khách hàng khiến khách hàng thiệt hại gây tiếng xấu cho những người làm bất động sản. Đây là hành vi đáng lên án!
9. Nghề môi giới bất động sản
Nghề môi giới bất động sản là một nghề thú vị vì thông qua nghề này bạn có cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với nhiều người giầu có. Bạn có cơ hội tham gia các buổi event bán hàng, buổi công bố dự án hay chỉ đơn thuần là các buổi Team building gắn kết các thành viên trong công ty.
Nghề này bạn sẽ đi nhiều, biết nhiều về bất động sản, giá bán, tâm lý và làm việc với nhiều ngành nghề khác nhau như: Ngân hàng, chứng khoán, xây dựng hay những người làm về báo chí và truyền thông…
Nghề môi giới tuy hấp dẫn nhưng nhiều thử thách, nếu bạn cảm thấy yêu nó thì cơ hội thành công từ nghề này rất cao bởi hoa hồng từ môi giới rất hấp dẫn.
10. Đầu tư bất động sản
Đầu tư bất động sản là cụm từ khá hot trong thời điểm hiện nay. Đầu tư bất động sản có nhiều dạng: đầu tư lướt sóng (mua đi bán lại nhanh chóng kiếm lời), đầu tư dài hạn (cho thuê, chờ tăng giá lâu dài của khu vực…), đầu tư đảm bảo tài sản tránh cơn bão trượt giá đồng tiền và gửi lãi ngân hàng thấp…
Cơ hội đầu tư bất động sản rất tiềm năng bởi bất động sản có nhiều sản phẩm, nhiều phân khúc thị trường. Tùy theo tài chính của bạn và bạn có thể đầu tư như thế nào sao cho kiếm được nhiều tiền là ok!. Tất nhiên, để phân tích được các sản phẩm đầu tư bạn cần có thời gian, 1 chút kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhưng nếu bạn thực sự yêu thích đầu tư ngành này, cơ hội của bạn vẫn luôn còn.
Có thể gợi ý bạn một số loại hình đầu tư cơ bản hiện nay nhé: Mua đất có sổ chờ giá, mua căn hộ thời mới mở bán, cải tạo nhà nát bán lại, cho thuê lại khu trọ, xây dựng tòa nhà dịch vụ, tòa nhà cho văn phòng thuê, xây kiot, mua đất xây nhà bán giá chênh, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, mua đất lách luật rồi chia lô bán nền, mua căn hộ kiếm khách cho thuê căn hộ dài hạn…
Nguồn: Kerry Le