Nhân viên kế toán đóng vai trò quan trọng mà bất kể doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần có để đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục liên quan tới tài chính, chi phí, doanh thu, thuế. Nhưng xin việc làm kế toán thật không hề dễ dàng chút nào. Làm sao có được CV chuẩn nhất hay trả lời những câu hỏi phỏng vấn một cách thông minh nhất để bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Những kinh nghiệm trong bài viết này của VietnamWorks sẽ giúp bạn!
Tên gọi | Mạng tuyển dụng VietnamWorks |
Chủ quản | Công Ty Cổ Phần Navigos Group Việt Nam |
Địa chỉ | Tầng 20, tòa nhà e.town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, phường 12, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh |
Điện thoại | (84 28) 5404 1373 |
Website | https://www.vietnamworks.com/ |
Mô tả | VietnamWorks – trang tuyển dụng, tìm việc Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… với tất cả mọi ngành nghề sẽ giúp bạn có được công việc ưng ý trong thời gian nhanh nhất. |
1. Hồ sơ như thế nào mới được duyệt
Hồ sơ xin việc là một giấy tờ quan trọng bởi nó là bản mô tả tổng quan nhất về bạn và cũng là chiếc cầu nối để bạn tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng. Trong hồ sơ xin việc, bạn cần chú trọng ở các thông tin:
Mục tiêu nghề nghiệp
Đây là thông tin đầu tiên trong hồ sơ xin việc, cho biết phương hướng và mục tiêu đạt được của bạn. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn cần xem kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần điều gì ở ứng viên. Bạn nên viết mục tiêu thật rõ ràng, cụ thể nhưng đừng quá “khiêm tốn” khiến nhiều nhà tuyển dụng không muốn đọc hồ sơ của bạn.
Thành tích học tập
Là sinh viên mới ra trường, nếu không có kinh nghiệm làm việc nổi bật thì hãy tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về kết quả học vấn của bạn bởi rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội. Vậy nên, bạn hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Và đặc biệt, đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay chứng chỉ bằng cấp đã có được liên quan đến công việc.
Hãy chuẩn bị cho mình một bản CV hấp dẫn và một hồ sơ bản cứng có đầy đủ thông tin
Kinh nghiệm làm việc
Bạn hãy trình bày những kinh nghiệm đã có trong thời gian thực tập kế toán hay việc làm bán thời gian trước đây hoặc bạn đã học kinh nghiệm từ một trung tâm nào đó . Nêu bật những điểm mạnh để chứng minh rằng bạn chắc chắn sẽ là một nhân viên tích cực, đóng góp nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với việc làm kế toán, rất yêu cầu bạn phải có những kinh nghiệm thực tiễn và những kiến thức từ thực tế.
Hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường đều rất bối rối trong khi tìm kiếm và tiếp cận với các doanh nghiệp để xin việc làm. Phần lớn các doanh nghiệp khi đăng thông tin tuyển dụng đều đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm trong khi sinh viên vừa mới ra trường. Và nếu không có công ty nào nhận vào làm, không đi làm thì làm sao để có kinh nghiệm.
Kỹ năng
Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Bạn có thể nêu tốc độ đánh máy nhanh, khả năng giao tiếp xuất sắc như những kỹ năng nổi bật của mình. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia những khóa học kế toán thực hành, làm việc nhóm thì hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng ngay. Chắc chắn bạn sẽ được cộng thêm điểm bởi những kỹ năng này rất cần thiết cho một kế toán viên.
Thông tin khác, thông tin bổ sung
Hầu như rất nhiều ứng viên đều bỏ qua phần này. Nhưng để có một hồ sơ hoàn chỉnh thì bạn cần đầu tư thêm cho mục cuối cùng này. Bạn có thể tận dụng phần thông tin khác trong hồ sơ để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về điểm mạnh, tính cách, sở thích và những thói quen cá nhân của mình. Nếu bạn là người tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chỉ, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn phù hợp vị trí việc làm kế toán mà họ đang cần.
2. Làm thế nào để vượt qua vòng phỏng vấn?
Ngoài vòng tuyển hồ sơ, để ứng tuyển thành công vị trí kế toán bạn sẽ phải trải qua ít nhất 2 vòng tuyển. Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ.
Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà doanh nghiệp thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không quá khó, nhưng lại kiểm tra được khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết những người có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần bạn nắm chắc kiến thức đã học và áp dụng chúng vào tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng và vị trí ứng tuyển
Khi có nhu cầu ứng tuyển vị trí nào của công ty thì hãy chắc chắn rằng mình phải hiểu rõ về công ty đó và công việc của mình là gì. Hầu hết, thông tin sẽ được cập nhật trên website hay trên mạng.
Nếu hiểu rõ về công ty và vị trí ứng tuyển thì khi nhà tuyển dụng hỏi đến, bạn sẽ trả lời trôi chảy và khiến họ cảm nhận được sự nhiệt tình cũng như sự quan tâm của bạn cho công việc. Đây cũng chính là kinh nghiệm cho bạn khi có nhu cầu tìm việc làm tại bất cứ doanh nghiệp hay ngành nghề nào.
Thời gian và trang phục phỏng vấn
- Về thời gian: Bạn nên đến trước 10 – 15 phút của lịch hẹn để chuẩn bị, tự tin và bình tĩnh hơn. Hơn nữa bạn có thời gian chỉnh đốn lại trang phục và hồ sơ giấy tờ xem có bất cứ sai sót nào không.
- Về trang phục: Bạn nên lựa chọn những bộ đồ thể hiện sự trang nhã, nhẹ nhàng để thể hiện được sự nghiêm túc mà không làm mất đi sự thoải mái của bản thân. Đối với các bạn nữ thì không nên trang điểm đậm mà nên trang điểm nhẹ nhàng.
Hãy đến sớm và ăn mặc lịch sự trong buổi phỏng vấn
Đối mặt
Khi tham gia phỏng vấn việc làm kế toán, nếu bạn là người có trình độ, có kiến thức chuyên môn, khả năng làm việc thì bạn chỉ cần tự tin và đối diện với nhà tuyển dụng. Hãy nở nụ cười tươi sáng khi gặp mặt với người phỏng vấn và đừng quên chào hỏi khi bước vào phòng nhé.
Trong cuộc phỏng vấn kế toán hay bất cứ công việc nào thì bạn cũng nên trả lời, trình bày ngắn gọn, súc tích về kinh nghiệm hay kỹ năng của mình. Và đặc biệt, hãy nêu những ưu điểm nổi bật để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Bạn hãy tập trung lắng nghe kỹ câu hỏi của nhà tuyển dụng để trả lời đúng ý. Nếu gặp phải câu hỏi khó về một vấn đề chưa từng trải qua thì bạn hãy vui vẻ mỉm cười và trình bày với nhà tuyển dụng rằng không rõ và anh/chị có thể giải thích rõ hơn được không. Lưu ý rằng, tuyệt đối không nên trả lời lệch hướng hay vòng vo và trả lời không biết.
Những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ nằm trong tầm kiểm soát của bạn nếu bạn có sự tìm hiểu và chuẩn bị. Đừng lo lắng và hãy bình tĩnh trả lời để vượt qua buổi phỏng vấn với kết quả tốt đẹp nhất. Cuối buổi, bạn đừng quên gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn. Đây chính là phép lịch sự tối thiểu và cũng sẽ tạo được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.
Một số câu hỏi phỏng vấn kế toán
- Bạn hãy giới thiệu sơ qua về bản thân và kinh nghiệm làm việc của bạn?
- Theo bạn, một nhân viên kế toán giỏi thì cần kỹ năng gì?
- Bạn đã từng sử dụng phần mềm kế toán nào chưa?
- Theo bạn, công việc kế toán có những khó khăn và trở ngại nào?
- Bạn đã từng giải quyết sự cố kế toán ở công ty chưa?
- Vì sao bạn lựa chọn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
- bạn có điểm yếu và điểm mạnh gì?
- Mục tiêu và định hướng nghề nghiệp của bạn trong những năm tới là gì?
- Bạn biết gì về công ty chúng tôi không?
- Theo bạn, điều quan trọng nhất khi làm công việc kế toán trưởng là gì?…
Có rất nhiều câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra. Nhưng tùy thuộc vào vị trí kế toán: kế toán trưởng, kế toán kho, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, sẽ có những câu hỏi khác nhau. Do vậy, bạn hãy chuẩn bị đủ hành trang để có một buổi phỏng vấn thật tốt.
3. Giai đoạn thử việc
Chinh phục được nhà tuyển dụng ở giai đoạn nộp hồ sơ và phỏng vấn không có nghĩa là bạn được vào làm chính thức tại công ty đó. Để trở thành nhân viên kế toán chính thức của công ty, bạn cần làm tốt giai đoạn thử việc. Mỗi công ty doanh nghiệp đều có những đặc trưng, văn hóa doanh nghiệp riêng. Vậy nên, bạn cần có được tinh thần thoải mái, hòa đồng, sẵn sàng làm bất cứ việc gì được giao và hãy chuẩn bị tốt những kiến thức nghiệp vụ để có thể tiếp tục chinh phục các nhà tuyển dụng của bạn.
Bạn hãy hoàn thành và thực hiện tốt tất cả các công việc được giao khi thử việc
Có rất nhiều kinh nghiệm để xin việc kế toán thành công. Hy vọng với những chia sẻ của VietnamWorks trên đây, bạn có thể rút ra cho mình được những điều cần lưu ý khi đi ứng tuyển việc làm kế toán cũng như sớm có được công việc mà mình mong muốn. VietnamWorks – trang tuyển dụng, tìm việc Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… với tất cả mọi ngành nghề sẽ giúp bạn có được công việc ưng ý trong thời gian nhanh nhất. Truy cập ngay website tuyển dụng này khi có nhu cầu tìm việc làm bạn nhé!
Công Ty Cổ Phần Navigos Group Việt Nam
GPKD: 0304836029 do sở KH & ĐT TP.HCM
- Trụ sở: Tầng 20, tòa nhà e.town Central, 11 Đoàn Văn Bơ, phường 12, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84 28) 5404 1373
- Email: [email protected]
- Website: https://www.vietnamworks.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/VietnamWorksFanpage
- Twitter: https://twitter.com/VietnamWorksVN
- Youtube: https://www.youtube.com/user/VietnamWorks2002
- SlideShare: https://www.slideshare.net/VietnamWorksPage/
- Linkedin: https://www.linkedin.com/in/vietnamworks