Đại dịch COVID-19 kéo theo những khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất. Điều này không chỉ làm nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn các vấn đề an sinh, xã hội bị ảnh hưởng theo. Một trong số đó phải kể đến các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản một cách trắng trợn.
Nhằm giúp bạn trang bị những kiến thức liên quan, Top Bài Viết sẽ gửi tới bạn bài viết về lừa đảo mùa dịch. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp bạn tránh được những thủ đoạn tinh vi.
Đối tượng nào thường bị nhắm đến trong các hành vi lừa đảo?
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo hoạt động vô cùng tinh vi, phức tạp. Chúng có vô vàn cách thức khiến mọi người khó nhận biết được thật, giả. Vì thế, dễ rơi vào vòng cạm bẫy và mất tiền, mất sức oan.
Các đối tượng nào dễ bị lừa?
Các đối tượng mà những kẻ lừa đảo này nhắm tới thuộc mọi ngành, nghề, lĩnh vực và không nhắm rõ ai cả. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ liệt kê tới bạn những đối tượng dễ bị nhắm đến nhất.
Học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên là những tầng lớp có tri thức, tuy nhiên kiến thức xã hội còn hạn hẹp. Hơn thế nữa, trong mùa dịch này, các đối tượng này thường không kiếm được việc làm thêm. Điều này dẫn đến nhu cầu tìm tòi và thử nghiệm những điều mới, công việc mới nhằm có thêm thu nhập.
Chính vì thế, các đối tượng lừa đảo thường đánh vào lòng tin người, sự ngu muội cũng như mong muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Người già, người ít hiểu biết về công nghệ thông tin
Hiện nay, việc lừa đảo thông qua các ứng dụng, dựa vào các nền tảng công nghệ thông tin rất nhiều. Điều này gây bất lợi đối với những người già, người ít hiểu biết về công nghệ. Vì thế, đây được coi là đối tượng dễ bị sa bẫy nhất.
Những người cả tin
Hiện nay, có rất nhiều đoàn từ thiện lập ra nhằm kêu gọi nguồn tiền hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, lại có rất nhiều nhóm từ thiện giả danh. Họ nhắm vào những người cả tin, không xác thực nguồn tin để thu tiền và xin tài trợ.
Các hành vi lừa đảo mùa dịch
Có thể nói, mỗi thời điểm khác nhau, các kẻ lừa đảo sẽ có những hành vi, thủ thuật tinh vi. Hiện nay, nhân cơ hội dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng còn có những thủ đoạn tinh xảo. Dưới đây là các thủ đoạn nguy hiểm mà chúng gây ra.
Hành vi lừa đảo mùa dịch như thế nào?
Giả làm cán bộ tiêm phòng vắc xin
Tiêm phòng vắc xin COVID-19 hiện nay được Đảng và Nhà nước giao về từng địa phương, từng cơ sở. Việc tiêm phòng là hoàn toàn miễn phí và có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên theo từng cấp độ. Tuy nhiên, lượng vắc xin chưa đủ cho gần 100 triệu dân khiến ai cũng mong ngóng đến lượt mình.
Nhận thấy điều này, các đối tượng lừa đảo giả danh làm cán bộ tiêm phòng, gọi điện đến từng số điện thoại và yêu cầu nộp tiền để được tiêm. Tuy nhiên, đây là hành vi không đúng, vì tiêm phòng là miễn phí.
Đăng nhập zalo và chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng
Hiện nay, có khá nhiều người phát hiện tài khoản ngân hàng của mình mất đi một lượng tiền lớn. Và đã lần ra dấu vết từ việc tài khoản zalo bị đánh cắp. Các đối tượng đã đăng nhập zalo chính chủ và chuyển tiền từ tài khoản gốc sang tài khoản của chúng.
Đây là hành vi đã được báo chí đưa tin và vào cuộc điều tra của các bên công an.
Giả làm các đoàn từ thiện
Dịch bệnh cũng giúp chúng ta nhận thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ. Vì thế, các đoàn từ thiện tổ chức quyên góp để cứu trợ người khó khăn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều đoàn từ thiện ảo, lập ra nhằm ăn chặn tiền của các mạnh thường quân.
Cần làm gì để tránh bị lừa đảo mùa dịch?
Để tránh trở thành những con mồi béo bở, bạn nên chú ý một số điểm như sau:
Cần làm gì để tránh bị lừa đảo?
- Theo dõi các thông tin chính thống từ báo đài và người phát ngôn của địa phương. Vì các phi vụ lừa đảo hiện nay rất nhanh chóng được cơ quan chức năng vào cuộc. Như vậy, theo dõi báo chí thường xuyên sẽ góp phần hạn chế nguy cơ bị lừa đảo.
- Bảo mật thông tin cá nhân là việc làm mà bạn cần chú ý. Bởi rất nhiều kẻ gian lợi dụng điều này thu lợi bất chính. Vì thế, bạn không nên lơ là dẫn đến mất cảnh giác.
- Không nên tin vào những điều không đúng với sự thật, ví dụ như mong được đi tiêm vắc xin mà bỏ vài triệu đồng để được “ưu tiên”.
- Không truy cập vào các đường link lậu, đường link không được kiểm chứng.
- Không sử dụng các ứng dụng có cấp phép các quyền truy cập sâu vào danh bạ điện thoại cũng như thư viện ảnh của máy
- Tránh những thông tin giả trên mạng xã hội, chỉ nên theo dõi tin tức ở các trang báo chính thống.
- Nên tham khảo những người có kinh nghiệm trước khi thực hiện giao dịch online
Bài viết về chủ đề lừa đảo mùa dịch trên đây đã phần nào hé lộ cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích. Hy vọng bạn luôn tỉnh táo và tránh được các cạm bẫy.