Ngày nay, chúng ta thường thấy đất sản xuất có xu hướng thoái hóa và kém màu mỡ do việc sử dụng bừa bãi các hóa chất, phân bón hóa học. Để giải quyết vấn đề này, nhiều người dân đã tìm ra một phương pháp cải thiện hiệu quả đất nông nghiệp, đó là sử dụng phân bón sinh học thay thế.
Vậy bạn đã biết hết về phân bón sinh học để có thể ứng dụng cho đúng? Hãy cùng Top Bài Viết đi tìm hiểu chi tiết về phân bón sinh học qua bài viết dưới đây nhé!
Phân bón sinh học là gì?
Phân bón sinh học là là một loại phân bón hữu cơ sinh học, được chế biến chủ yếu từ các nguyên liệu hữu cơ. Những nguyên liệu này sẽ được pha trộn và xử lý lên men từ nhiều loại vi sinh vật có lợi. Mục đích của việc này là để giúp đảm bảo sự cân bằng hàm lượng những chất dinh dưỡng quan trọng cho các loại cây trồng.
Vì sao phân bón sinh học đóng vai trò quan trọng với cây trồng?
Phân bón sinh học được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn các loại phân bón khác trên thị trường. Một số lợi ích nổi trội có thể kể đến của phân bón sinh học như:
- Phân bón được làm từ nguyên liệu hữu cơ nên nó hoàn toàn vô hại tới cây trồng và môi trường xung quanh.
- Phân bón sinh học có thể sử dụng cho bất cứ giai đoạn phát triển nào của cây trồng: bón lót, bón thúc và bón để nuôi quả. Việc dùng phân bón sinh học rất dễ dàng nên người nông dân không cần lo lắng sẽ làm chết cây hay xảy ra hiện tượng chết đất.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Giúp cây trồng sinh trưởng tươi tốt, khỏe mạnh, tăng năng suất thu hoạch.
- Phân bón sinh học bảo đảm đất nông nghiệp luôn màu mỡ, hạn chế hiện tượng đất thoái hóa.
- Bổ sung các chất mùn, Humin, acid Humic,…nhằm cải tạo các đặc tính lý hóa học của đất, chống rửa trôi và xói mòn đất.
- Thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đất. Đóng vai trò quan trọng trong việc khống chế các mầm bệnh và tăng sức đề kháng của cây trồng.
- Giúp cây trồng dễ hấp thu các chất dinh dưỡng khoáng từ đất. An toàn và thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến động thực vật xung quanh.
- Phân bón sinh học là vô hại nên khi sử dụng sẽ rất an toàn cho con người, không gây ra các hậu quả tiêu cực tới sức khỏe.
Phân bón sinh học có vai trò quan trọng với cây trồng
Phân loại phân bón sinh học
Tùy theo công dụng, thành phần và hàm lượng dưỡng chất thì phân bón sinh học được chia thành 7 loại chính:
Phân bón sinh học cố định đạm
Các vi sinh vật trong loại phân bón này có khả năng cố định các hợp chất nitơ khó hấp thu từ không khí để chuyển sang dạng dễ hấp thụ hơn cho cây trồng.
Phân bón sinh học phân giải lân
Đây là loại phân bón sinh học có công dụng trong việc phân giải lân khó tan trong đất thành dạng dễ tan. Đảm bảo cây trồng hấp thụ một cách dễ dàng nhất.
Phân bón sinh học phân giải silic và kali
Đối với dạng phân bón này, các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất kali, silic sang dạng ion. Một số vi sinh vật giải phóng 2 chất này như Bacillus circulans, Pseudomonas striata,…
Phân bón sinh học giúp giải phóng chất hữu cơ xenllulo
Các vi sinh vật trong phân bón sinh học này có thể phân hủy những hợp chất hữu cơ, xác bã thực vật.
Phân bón sinh học giúp ức chế mầm bệnh
Một loại phân bón được nông dân sử dụng nhiều nhất là phân bón ức chế vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Giúp khắc chế và kìm hãm những bất lợi của chúng đến sự phát triển của cây.
Phân bón sinh học chứa dinh dưỡng khoáng vi lượng
Là loại phân bón có tác dụng hòa tan Zn, Si,…thành dạng dễ hấp thụ hơn trong đất.
Phân bón sinh học có tác dụng kích thích sinh trưởng
Nhằm giúp cây trồng sinh trưởng một cách khỏe mạnh, người nông dân thường sử dụng phân bón sinh học chứa Azotobacter, Pseudomonas,…để tạo môi trường thuận lợi nhất cho cây trồng.
Phân bón sinh học có nhược điểm gì?
Nhược điểm của phân bón sinh học so với những loại phân bón hiện có trên thị trường đó là nó có giá thành khá cao. Nhưng việc lựa chọn sử dụng phân bón sinh học sẽ giúp cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, gia tăng năng suất nông sản.
Hướng dẫn sử dụng phân bón sinh học đúng cách
Trước khi dùng phân bón sinh học, bạn nên xem xét đất sản xuất và cây trồng của mình là loại gì để chọn lựa loại phân bón hợp lý. Để phân bón sinh học phát huy tốt nhất công dụng, bạn nên áp dụng trộn phân bón với các giá thể như phân chuồng đã hoai mục, xơ dừa hay trơ trấu. Việc này cũng đảm bảo lượng vi sinh vật phân tán đều trên đất.
Sử dụng phân bón sinh học đúng cách
Giai đoạn thích hợp nhất của cây trồng được khuyến khích sử dụng phân bón sinh học đó là bón lót hoặc sau thu hoạch kích thích khả năng ra rễ cây.
Bạn nên lưu ý sau khi bón phân sinh học thì nên cách ly vôi và các loại thuốc bảo vệ thực vật tối thiểu 5 – 7 ngày.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết về phân bón sinh học. Để sử dụng chính xác, bạn cần hiểu rõ và biết cách sử dụng phân bón sinh học một cách hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây trồng.