Bí quyết chăm sóc hoa hồng giúp dưỡng rễ, cây khỏe, sai hoa, không sử dụng thuốc hóa học. Để chăm sóc được một chậu hoặc một vườn hoa hồng đẹp, sai hoa, hoa to, lặp hoa nhanh, hoa thơm xa, lâu tàn, dưỡng rễ, bật nhiều mầm gốc bạn đọc nên cùng Top Bài Viết tham khảo bí kíp chăm sóc hoa hồng dưới đây.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc hồng nội ngoại giâm/chiết cành
Bước 1: Xử lý cây
Khi nhận cây nếu cây đang có nụ thì việc đầu tiên mọi người nên cắt hết hoa và nụ chứ đừng tiếc để ngắm vì sẽ làm cây yếu, cắt sâu 3 – 4 mắt lá tính từ hoa hoặc nụ. Cắt bỏ những cành bị gãy, lá vàng rồi đem trồng.
Bước 2: Trồng cây
Giá thể thường dùng để trồng theo tỉ lệ 2 trấu hun, 1 phân (phân bò hoai mục), 1 đất, trộn thêm 1 chút ridomilk hoặc vôi bột để chống nấm.
Lót dưới dáy hố (chậu) 1 lớp than củi hoặc mùn xơ dừa, 1 tay giữ cây, 1 tay cầm chậu dốc ngược nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi bầu và đặt vào hố (chậu) rồi phủ đất bằng mặt bầu giống hoặc cao hơn 2 – 3cm. Chú ý không đắp đất lên quá cao so với gốc.
Bước 3: Chăm sóc
Sau khi trồng xong tưới kích rễ (dùng loại ra rễ cực mạnh hoặc gói kích thích ra rễ) sang ngày thứ hai tưới altonick giúp ổn định cây, sau 7 ngày có thể sử dụng đầu trâu 501, 502 , b1, mầm sống, ….để phun cho cây giúp nhanh bật chồi, nơi đặt hoặc trồng cây càng nhiều nắng càng tốt.
Duy trì độ ẩm bằng việc tưới nước cho cây (hàng ngày hoặc 2 – 3 ngày/lần tùy thời tiết , nên tưới buổi sáng ).
Sau 20 ngày bắt đầu bón phân, bón luân phiên phân bò, gà , cá …10 ngày/lần. Tiện lợi nhất là mọi người có thể dùng chế phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho hồng vừa an toàn vi hoàn toàn hữu cơ không chứa hóa chất vừa đầy đủ dinh dưỡng như dịch chuối hoặc ATONIK duy trì tuần/lần. Ai lười thì cứ tưới nước không và thi thoảng rắc nắm phân bò hoặc gà cũng ‘ok’. Chúc mọi người thành công và có khu vườn thật xinh đẹp nhé.
Lưu ý: Cây giống các bạn mua về trồng những đợt hoa đầu hoa sẽ nhỏ, màu cũng nhạt hoặc không lên màu được như ảnh mẫu của cây đã chăm sóc kỹ. Nguyên nhân là cây chưa chưa đủ khoẻ để cho ra 1 bông hoa đẹp, hơn nữa hoa mùa hè màu cũng sẽ nhạt hơn mùa đông, phom hoa cũng ko chuẩn như mùa đông.
Các bạn đừng sốt ruột mà cứ chăm sóc các em nó, các đợt nụ đầu lời khuyên chân thành là cứ mạnh dạn cắt hết đi chứ không nên để chơi, mục đích là để dưỡng cây khoẻ mạnh, và cho ra sai hoa.
Các giai đoạn và những loại phân thích hợp cho hoa hồng
Bón phân cho hoa hồng cần tuân thủ theo quy trình riêng để đảm bảo sự phát triển của cây. Loại phân bón hoa Hồng sử dụng trong từng quá trình cũng có sự khác nhau nhằm hỗ trợ cây phát triển tốt nhất trong giai đoạn đó.
Thông thường người ta bón phân theo 3 giai đoạn:
- Hoa sắp tàn: Giai đoạn này nên bón phân có hàm lượng lân cao kèm kích rễ để cây ra rễ mới, chuẩn bị cho lứa mầm mới. Phân bón nhiều lân có thể sử dụng gồm phân trâu bò, phân trùn quế, phân gà…
- Sau khi hoa tàn: Lúc này bạn nên cắt tỉa bỏ hoa để kích thích cho hệ mầm mới phát triển. Khi cây bắt đầu nhú mầm thì hãy cứ bón như giai đoạn hoa sắp tàn nhưng với liều lượng thấp hơn, đồng thời chú ý kết hợp phân bón hoa Hồng đạm cao như cá, đỗ tương, trứng tươi… Giai đoạn này cây dễ suy yếu nên hãy bón một cách cẩn thận.
- Cây ra nụ: Vẫn bón như giai đoạn đầu nhưng giảm bớt, đồng thời bón thêm loại có lượng kali cao để hoa nở to, nở đẹp. Có thể dùng các loại phân ủ rau quả nhiều kali như chuối, rau củ…
Cách làm phân đạm Đậu nành
Nguyên Liệu
- Đậu tương: 10 kg (có thể thay thế bằng sữa đậu nành)
- Trichoderma 200gr
- EM 200gr
- Đường 500gr
Cách làm
- B1: Xay nhuyễn đậu tương với ít nước để ủ nhanh nhất là 60 ngày, bạn cũng có thể để nguyên nhưng ủ nhanh nhất 90 ngày thì đậu mới phân hủy thành đạm mà cây hấp thụ được.
- B2: Trộn trichoderma với EM, đường với đậu đã xay, rồi cho vào cái xô đậy nắp lại.
Chú ý: Nên đâm 1 lỗ nhỏ trên nắp xô để không bị bí hơi trong lúc ủ. Trong quá trình ủ hạn chế mở nắp nhiều. 3 – 5 ngày mở nắp xô ra đảo đều lên 1 lần. - Nếu dùng sữa đậu nành thì chỉ cần ủ trong 30 ngày
Cách sử dụng
Lọc lấy 30ml nước pha với 5-10 lít nước để tưới cho cây. Tưới 10-15 ngày 1 lần, còn bã thì rải dưới gốc cây.
Cách để hoa hồng leo ra hoa nhiều hơn
Hồng leo thường chỉ ra hoa ở các đầu ngọn thuộc các cành của cây, vì vậy mà nếu các bạn để cây ra hoa tự nhiên, cây sẽ ra rất ít hoa và chỉ có ở các đầu ngọn.
Vậy làm thế nào để chúng ra được nhiều hoa hơn?
1. Đầu tiên bạn phải chuẩn bị
- Khung, giàn leo cho hoa hồng hoặc bất cứ vật gì để các cành hồng có thể dựa vào như lưới mắt cáo, thành lan can của ban công, tường, hàng rào, hay khung đỡ…
- Găng tay bảo hộ, kéo cắt cành.
- Bổ sung đầy đủ phân bón cho cây ít nhất 1 tuần trước khi cắt tỉa để cây có đủ dinh dưỡng và sức phát triển mầm tốt nhất.
- Cắt tỉa loại bỏ bớt các cành tăm (cành nhỏ), các cành, lá già, sâu bệnh, chỉ giữ lại những cành có sức sống khỏe, có khả năng cho hoa trước khi làm các bước tiếp theo nhé.
2. Đối với cây leo mạnh , leo khỏe, cành dẻo dai
Hoa hồng leo sẽ ra hoa tốt hơn nếu được đào tạo sao cho các ngọn cây có xu hướng nằm ngang như uốn cong thân và xoắn thân cây theo hình ziczac…
Bởi bình thường cây sẽ phát triển theo hướng đi lên, dinh dưỡng sẽ được đẩy thẳng từ gốc lên đến ngọn.
Khi bạn uốn sẽ làm chậm dòng chảy của nhựa khiến nguồn dinh dưỡng được giữ lại ở cành lâu hơn thúc đẩy cành bật ra các mầm phụ ở các nách lá.
3. Đối với cây bán leo
Hoa hồng bán leo hay còn gọi là leo thấp thường cành to rất khó uốn bạn cần dùng cách khác. Đó là bấm các đầu ngọn đi, nguyên tắc bấm ngọn là:
- Bấm và để lại ít nhất 3-4 lá gần gốc, để các mầm mới có chỗ để bật ra.
- Không để cành quá dài, vì ngọn bấm càng thấp, mầm càng nhiều và bấm ngọn càng cao càng ít mầm nhưng cây lại cho hoa sớm hơn.
- Nên Bấm tạo thành các tầng, tán cây sẽ thoáng hơn, lá không chen đè lên nhau, đón ánh nắng được nhiều hơn, cây hạn chế được sâu bệnh, và hoa sẽ ra được từ gốc đến ngọn.
- Không nên cắt quá thấp hoặc quá cao so với mắt mầm
Cách chăm sóc hoa hồng trong thời tiết nắng nóng mùa hè
Thời tiết nắng nóng luôn là nỗi lo lắng của bất kì người trồng vườn nào. Đất khô cằn, sâu hại sinh sôi, cây héo úa là những biểu hiện rõ nhất trong mùa nắng nóng này. Vậy có cách chăm sóc cây mùa nóng nào thật sự hiểu quả, giúp cây của bạn sống sót qua giai đoạn này không? Hôm nay Top Bài Viết điểm qua 4 cách chăm sóc cây mùa nắng nóng quan trọng nhất trong làm vườn, mọi người yêu hồng cùng tham khảo:
1. Cách tưới cây
Một trong các cách chăm sóc cây mùa nắng nóng rất quan trọng là việc tưới cây. Thời tiết nắng nóng khiến nước bay hơi. Ngay cả cơ thể con người chúng ta cũng rất dễ mất nước và cần bổ sung nước liên tục. Cây cối cũng tương tự như vậy. Nhiệt độ tăng cao làm đất khó giữ đủ độ ẩm để đáp ứng lượng nước hấp thụ đặc biệt nhiều của cây vào mùa này.
Vì vậy, chúng ta cần tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm hoặc tối, khi nhiệt độ ngoài trời đã giảm. Đặc biệt bạn không nên tưới trực tiếp trên lá cây vì giọt nước còn đọng lại trên lá khi mặt trời lên cao sẽ làm cháy lá. Cũng cần lưu ý dù mùa này cần tưới nhiều nước nhưng cũng không thể lạm dụng. Tưới quá nhiều nước dẫn đến độ ẩm đất cao là điều kiện để các loại nấm và cỏ dại sinh sôi nảy nở làm hại cây trồng.
Khi cây có dấu hiệu bị côn trùng tấn công, các bạn có thể dùng tinh dầu neem là an toàn và hiệu quả nhất. Bạn pha loãng tỷ lệ 5ml neem/ 5ml nước rửa chén/ 1 lít nước khuấy thật đều sau đó phun đẫm 2 mặt lá khi trời đã râm mát, phun tuần 2,3 lần, tránh gây cháy lá
Còn nếu cây có dấu hiệu nấm như lá có đốm đen, phấn trắng, rỉ sắt , các bạn có thể phun nano bạc khi trời râm mát để đặc trị nấm và an toàn khi sử dụng.
2. Phương pháp xử lý đất trồng và phủ rơm rạ chống nắng
Việc thứ 2 cũng rất quan trọng trong cách chăm sóc cây mùa nắng nóng là xử lý đất. Tính chất của đất sẽ quyết định việc bạn cần tưới nước nhiều hay ít. Nếu đất bạn là dạng đất cát, loại đất giữ nước kém, bạn chắc chắn phải tưới nhiều nước hơn các loại đất khác. Tính chất đất có tốt như thế nào cũng không quan trọng bằng việc phủ rơm rạ lên bề mặt đất để hạn chế việc nước trong đất bay hơi. Bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu để che khu vườn.
Bằng cách sử dụng những vật sẵn có, bạn có thể tiết kiệm một khoản tiền trong làm vườn. Các nguyên liệu có thể sử dụng là báo, rơm, xi măng, giấy cắt cỏ khô, hoặc các tông.
Quá trình chăm sóc cây, khi phủ rơm rạ thường gặp những rắc rối nhỏ, bạn cần lưu ý để kịp thời phòng tránh:
- Quên nhổ cỏ trước khi phủ rơm rạ: Khi phủ rơm rạ sẽ khó mà thấy cỏ để nhổ. Độ ẩm trong đất khi được phủ rơm rạ giúp cho cỏ phát triển mạnh mẽ. Hãy nhớ phải nhổ sạch cỏ dại trước khi che phủ đất.
- Lớp phủ rơm rạ nổi mốc: Thời tiết nắng nóng vẫn sẽ có những cơn mưa. Nước mưa làm lớp mùn của bạn nổi mốc.
- Chú ý quan sát và loại bỏ ngay phần nổi mốc ra khỏi lớp mùn Lớp phủ mọc nấm: lớp rơm lạ là nơi lý tưởng để nấm sinh sôi. Cực kì nguy hiểm nếu đó là cây nấm độc. Con cái và thú cưng của bạn có thể ăn phải. Hãy tiêu diệt ngay khi thấy chúng.
3. Cách tỉa cây và bón phân
Điểm lưu ý trong cách chăm sóc cây mùa nắng nóng là thời tiết nắng nóng không phải là thời gian thích hợp để tỉa cành và bón phân. Việc hấp thụ phân bón lúc này làm rễ cây bị “đốt cháy”, dẫn đến héo úa. Hãy để dành phân bón cho những ngày mát mẻ. Nếu lá cây bạn bị héo úa, đừng cắt bỏ chúng khi thời tiết đang nắng nóng. Đó là hiện tượng tư nhiên giúp cây tự bảo vệ chính mình và tạo bóng mát cho cây.
Nếu cây yếu cần sd phân bón hãy bón cho cây loại phân hữu cơ dạng viên nén Bánh dầu Neem( Neem cake) mục đích là phân hủy chậm ngấm từ từ vào rễ ko gây sốc rễ, vừa bổ sung đồng đều dinh dưỡng lại giúp cây chống lại côn trùng taị gốc như sùng đất, cuốn chiếu…
4. Tạo bóng mát cho cây
Tạo bóng mát cho cây là cách chăm sóc cây mùa nắng nóng đơn giản và hiệu quả. Việc tạo bóng mát sẽ hạn chế lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào cây.
Bạn nhớ lưu ý độ cao của bóng mát, nếu tấm vải che có màu tối mà để quá gần mặt đất có thể làm đất bị nóng lên do tấm vải hấp thụ nhiệt. Dù nhiệt độ cao khiến cây trồng dễ héo úa, bạn vẫn nên cho vườn được hấp thụ đầy đủ lượng ánh sáng cần thiết. Khi thời tiết nắng nóng, lá cây sẽ rũ xuống.
Nhiều người hiểu lầm đó là do cây héo úa và sắp chết. Nhưng đó chỉ là hiện tượng tự nhiên giúp cây hạn chế việp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bay hơi nước.
Tuy nhiên nếu nhiệt độ đã giảm xuống mà lá cây không trở lại tình trạng tươi tốt, bạn, cần kiểm tra độ ẩm của đất và kịp thời bổ sung nước cho đất.
Trên đây là 4 lưu ý trong cách chăm sóc cây mùa nắng nóng thật sự cần thiết cho vườn cây nhà bạn. Hãy làm theo 4 cách chăm sóc cây mùa nắng nóng này để vẫn cây nhà bạn sống sót qua thời tiết khắc nghiệt này. Chúc bạn có một vườn cây khỏe mạnh.
Tham khảo thêm một số mẹo chăm sóc hoa hồng
1/ Dùng bã đậu phụ ngâm với nước 2 – 3 ngày để chua, sau đó pha loãng với nước tưới cho hồng cây sẽ cho rất nhiều nụ. Lưu ý: để bảo quản lâu và không có mùi hôi, bạn nên rắc thêm chế phẩm ủ phân vi sinh như: Emzeo…
2/ Vỏ chuối + vỏ trứng + nước vo gạo. Cho vào máy sinh tố xay, sau đó xới 1 lớp đất cách gốc 10cm rồi đổ hỗn hợp này vào phủ đất lên. Công dụng: Làm hồng bật mầm nhiều, nụ nhiều, bông to và màu hoa đậm hơn.
3/ Cách trị bọ trĩ: 1 thìa cafe nước rửa bát + 2 thìa cafe dầu (dầu ăn, dầu olive, dầu dừa tuỳ ý) + 2 lít nước pha đều phun cho cây bệnh. Sau khi phun 3 tiếng thì dùng nước tưới lại.
4/ Bảng hình các bệnh thường gặp ở hoa hồng
20+ Hoa Hồng Cổ Đẹp, Thơm nhất Việt Nam
Hoa hồng cổ là khái niệm được sử dụng rộng rãi từ trước tới nay như một cách để chỉ ra một số giống hoa hồng tồn tại lâu đời tại Việt Nam.
- Hoa hồng cổ leo Hải Phòng
- Hoa hồng cổ leo Hải Phòng đột biến
- Hoa hồng cổ Sapa
- Hoa hồng cổ đỏ Sơn La
- Hoa hồng cổ vàng Sơn La
- Hoa hồng cổ Vân Khôi
- Hoa hồng Điều cổ
- Hoa hồng cổ Son môi
- Hoa hồng Đào cổ
- Hoa hồng cổ Quế son
- Hoa hồng Cổ huế
- Hoa hồng Nhung cổ
- Hoa hồng cổ Đà lạt
- Hoa hồng Bách hợp
- Hoa hồng Tường vy
- Hoa hồng Tố nữ
- Hoa hồng Bạch Ho
- Hoa hồng Bạch trà cổ
- Hoa hồng Bạch xếp
- Hoa hồng Nữ hoàng
- Hoa hồng Tỷ muội (cam, vàng, đỏ..)
- Hoa hồng vàng chùa Đà lạt
- ….
50+ Hoa Hồng Ngoại Sai Hoa, Hoa Thơm, Nhiều Người Ưa Chuộng
Hoa hồng ngoại là tên gọi chung cho các loại hoa hồng có xuất xứ từ nước ngoài.
- Red intuition
- Hot Chocolate
- Eyes for You
- Lori rose
- Blue for you
- Ninfa
- Yua Z
- Mon Couer
- Masora
- Boule parfum
- Kellogg
- Beatric
- Muriel Robin
- Red Apple
- Pas deux
- Goldent
- For your Home
- Do ro se test
- Flamingo
- Monaco
- Sheharazad
- Bishop
- Autum
- Society
- Lafont
- Sheharazad
- Carey
- Juliet
- Misaki
- Mokomoko
- King Arthur II
- Midnight
- Red monte
- Tess
- Aube
- Kokoloko
- Goden smile
- Blue Eden
- Mineva
- Marie 3D
- Ligare 230
- Jadin
- Double delight
- Pompadour
- Blue storm
- Kathryn
- Color Shell
- Shizuku
- Green romantica
- Tranquility
- Ramukan
- Kate rose
- Tezza camKent
- John Pau II
- creamy eden
- white trawberry parfait
- Monica
- Ohara (white, pink, red..)
- ….
Ở đâu bán chuẩn và giá rẻ các loại hồng Cổ Nội Ngoại?
Bạn cần mua cành chiết to – khỏe với đầy đủ các loại hoa hồng NỘI – NGOẠI với giá chỉ từ 20 – 35k/cành tùy cành tree/bụi hoặc thoát thân cao hay thấp hoặc số lượng đặt mua cành nhiều hay ít (có tag tên hồng vào cành chiết).
Hãy liên hệ: FB PHAN THỊ PHƯƠNG. Đọc pass: TOPBAIVIET.COM để nhận nhiều ưu đãi khi đặt hàng
Danh sách cành chiết khách thường đặt tại vườn Phan Thị Phương: