Lừa đảo online là gì? Hình thức lừa đảo online?

Hiện nay thời đại công nghệ số phát triển, đặc biệt là với nền tảng mạng xã hội. Đây là điều kiện để cho các đối tượng xấu lợi dụng lừa đảo lấy tiền.

Những hình thức lừa đảo online cực kỳ nguy hiểm và tinh vi nếu người dùng không kiểm soát tốt.

Để giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm tránh những trường hợp này, Top Bài Viết xin giới thiệu bài viết sau.

Thế nào là lừa đảo online?

Cụm từ này có lẽ không còn xa lạ gì với người dùng mạng xã hội hiện nay. Đây là cách thức lừa đảo qua những trang web giả mạo và cố gắng dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người dùng để lấy tiền.

Tội phạm có thể dùng những thông tin cá nhân, mật khẩu ngân hàng, hack tài khoản facebook. Từ đó phát tán thư rác và phần mềm độc hại đến những người khác để bán mật khẩu hoặc đánh cắp lừa tiền.

Lừa đảo online đang ngày càng nở rộ

Lừa đảo online đang ngày càng nở rộ

Các thủ đoạn lừa đảo trên internet ngày càng tinh vi và khó kiểm soát. Người dùng internet cần tỉnh táo để nhận biết được những hành vi sai trái đó. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cũng như các mật khẩu cho chúng.

Những hình thức lừa đảo online phổ biến hiện nay

Với sự tinh vi trong các cách thức thực hiện lừa đảo, các đối tượng đã khiến không nhiều người cả tin bị mắc phải. Nạn nhân thường bị lừa mất tiền, mất tài khoản ngân hàng, mất tài khoản mạng xã hội,…

Dưới đây là một số hình thức lừa đảo phổ biến mà bạn đọc nên biết để tránh.

Một số kiểu tội phạm lừa đảo

Một số kiểu tội phạm lừa đảo

Lừa đảo việc làm qua mạng xã hội

Hiện nay trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, rất nhiều người phải trải qua tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thời gian dài.

Lợi dụng tình trạng này cùng sự cả tin mong muốn tìm được việc làm nhanh chóng, các đối tượng đã ngay lập tức tiếp cận. Chúng đăng tin lên mạng xã hội với những nội dung như “Chỉ cần ngồi ở nhà – Bạn đã có thể kiếm được 500.000 đồng/1 ngày với smartphone” hay “Không cọc không phí, hỗ trợ đăng tin và nhận được ngay tiền lương“.

Những nội dung đó đã thu hút nhiều người quan tâm và tương tác. Nhưng thực chất sau khi nạn nhân mắc bẫy chúng sẽ bắt đóng một khoản phí tiền rồi giới thiệu việc làm qua mạng.

Có một số đối tượng đã ẵm luôn số tiền đó và biến mất. Cũng có một số cho làm tháng đầu tiên xong lại không trả tiền lương. Vì vậy bạn đọc cần cảnh giác để tránh.

Lừa đảo lấy mật khẩu tài khoản

Ăn cắp mật khẩu tài khoản là loại hình thức lừa đảo không còn hiếm dạo gần đây. Chúng thường sử dụng những công cụ với chi phí thấp để tìm mật khẩu của người dùng. Sau đó truy cập vào và hack luôn tài khoản đó. Sau khi lợi dụng được sẽ truy cập vào hết các tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng để rút tiền từ tài khoản.

Nhiều người dùng khi thấy thông báo xác minh nick thường nhấn vào đồng ý mà không đọc nội dung. Điều này càng khiến cho các đối tượng xấu dễ dàng thực hiện hành vi hơn. Có rất nhiều người dùng bị lừa tiền từ hành vi lừa đảo này rồi.

Mạo danh các cơ quan nhà nước hoặc các nhà mạng

Nhiều đối tượng lừa đảo đã cài đặt số điện thoại với tên của một tổ chức chính trị hoặc cơ quan nhà nước. Sau đó chúng gửi thông tin xác nhận và yêu cầu nộp tiền đến các số thuê bao.

Hoặc một số khác lại yêu cầu lấy các mật khẩu email hoặc thông tin cá nhân của bạn. Những đối tượng đó còn mạo thành viên các nhà mạng như vinaphone, viettel, để gọi điện lừa nạn nhân chuyển tiền.

Ứng dụng lừa đảo trên mạng xã hội

Trong quá trình sử dụng mạng internet có rất nhiều trang mạng hiện lên. Nhiều người dùng vì tò mò sẽ bấm vào xem, và kẻ lừa đảo đã truy cập được vào máy tính hoặc điện thoại của bạn. Chúng sẽ lấy được hết các thông tin như mật khẩu, thông tin cá nhân,…

Thậm chí nhiều người bị lấy ảnh nhạy cảm. Các đối tượng lừa đảo tống tiền để bắt chuộc lại.

Lừa đảo cứu trợ thiên tai

Trong khi đất nước có đại dịch hoặc thiên tai, mọi người thường tìm kiếm và giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng cách quyên góp tiền qua ngân hàng. Vì thế những kẻ lừa đảo sẽ thường lấy đó làm cái bia để nhắm vào.

Chúng sẽ núp bóng của một tổ chức từ thiện và đi kêu gọi lòng tin của cư dân mạng. Nhiều nạn nhân vì dễ tin người, không tìm hiểu kỹ về thông tin của nơi nhận quyên góp nên đã ủng hộ tiền từ vài trăm đến vài chục triệu đồng.

Giả chuyển khoản tiền nhầm, rồi “đòi nợ” với lãi suất cao

Thủ đoạn lừa đảo với hình thức khi có thông tin chủ tài khoản ngân hàng, các đối tượng cố ý chuyển nhầm một khoản tiền rồi giả danh là người thu hồi nợ, yêu cầu người nhận trả lại số tiền kia như một khoản vay.

Việc chuyển tiền “nhầm” qua tài khoản là thủ đoạn lừa đảo khá tinh vi. Nếu người nhận được tiền vội vã trả tiền lại cho người gọi đến mà không xác minh rõ số tài khoản ngân hàng, chứng từ chuyển khoản thì sẽ rất phức tạp. Nếu đúng hạn trả nợ, chủ tài khoản đã chuyển nhầm tiền xuất hiện và yêu cầu bên nhận thanh toán thì họ cũng khó có thể từ chối vì thông tin chuyển khoản đã lưu trên điện thoại và có chứng từ ở ngân hàng.

Theo điều 228, 230, 579 Bộ luật Dân sự 2015, khi tình cờ nhận được khoản tiền lạ từ người chưa từng có mối quan hệ với mình và cũng không có bất cứ giao dịch nào với họ liên quan đến số tiền này, người nhận được xem là người đang chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Vì vậy, người nhận phải hoàn trả cho chủ sở hữu hoặc giao nộp số tiền đó cho UBND hoặc Công an cấp xã, phường nơi gần nhất nhằm thông báo công khai cho chủ sở hữu biết để nhận lại.

Công an khuyến cáo: Khi chủ tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm” cho mình thì cần làm theo các bước sau:

  • Một là: Không sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân. Nếu đó là tiền chuyển nhầm thật thì sẽ có đại diện ngân hàng liên hệ để làm việc hoặc người dân có thể chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo.
  • Hai là: Nếu là khoản tiền nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại. Còn đối với số tiền lớn thì chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh. Hoặc người dân cũng có thể liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.
  • Ba là: Người dân tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng, tránh bị phiền toái sau này. Đồng thời không chuyển hoàn vào một tài khoản khác với tài khoản đã chuyển cho mình, phải chờ ngân hàng giải quyết trước.
  • Bốn là: Khi nhận được điện thoại từ ngân hàng, bạn cần kiểm tra xem đó có đúng là số điện thoại của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.
  • Năm là: Đặc biệt, không bao giờ cung cấp mã OTP, tên đăng nhập, password của tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai, kể cả họ có tự xưng là bạn bè nhân viên ngân hàng hay cơ quan chức năng.

Làm thế nào để tránh bị lừa đảo online?

Các đối tượng thường lợi dụng những lúc bạn sơ hở để tạo niềm tin. Đặc biệt chúng thường nhắm đến những ai thường xuyên thực hiện giao dịch trên nền tảng số. Để tránh việc bị lừa đảo bạn đọc cần chú ý những điểm sau.

Cách phòng tránh đối tượng xấu

Cách phòng tránh đối tượng xấu

Chỉ giao dịch ở web hoặc app banking chính thức của ngân hàng

Hiện nay các ngân hàng đều có những nền tảng giao dịch số để phục vụ cho khách hàng. Vì thế khi cần giao dịch khoản dịch vụ nào thì người dùng nên đến trực tiếp ngân hàng hoặc làm việc thông qua app chính thống.

Tránh việc bị lợi dụng lòng tin và lấy mã từ những tin nhắn hay các cuộc gọi điện. Hãy liên lạc với các tổ chức được nhắc đến để xác minh lại thông tin trước khi thực hiện.

Không chia sẻ thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân bao gồm ngày tháng năm sinh. Không ít người dùng hiện nay thường dùng ngày sinh để làm mật mã, vì thế rất dễ để kẻ xấu đoán được. Nên cẩn trọng với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc kiểm tra quyền riêng tư mật khẩu.

Để tránh bị lợi dụng thì nên thường xuyên thay đổi mật mã. Không dùng chung mật khẩu giao dịch ngân hàng cùng với các loại giao dịch khác.

Cắt đứt liên hệ

Hiện nay nhiều tổ chức lừa đảo thường sử dụng số điện thoại thông thường như bao người khác nên rất khó nhận biết.

Khi bạn nhận được một cuộc gọi từ số lạ yêu cầu cung cấp mật khẩu, thông tin thì nên tắt và chặn luôn số điện thoại đó. Nên cắt đứt mọi liên hệ từ gmail, zalo, facebook với chúng để không tạo cơ hội hoạt động cho kẻ xấu.

5/5 - (16 votes)

Leave a Reply