Tự Do Tài Chính – Thử Thách Cho Giới Trẻ Thời Đại Mới

Tự do tài chính là điều mà ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng để có thể đạt được điều này bạn phải trải qua cả một quá trình dài với nhiều yếu tố khác nhau tác động. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về tự do tài chính để có cho mình những định hướng cho bản thân mình.

Tự do tài chính là gì?

Tự do tài chính là trạng thái nguồn tiền đủ để chi trả cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày như các vấn đề sinh hoạt cơ bản, giải trí, sở thích riêng của mỗi người,… Tiền bạc sẽ không chi phối các quyết định tài chính được đưa ra.

Bạn có thể hiểu tự do tài chính đơn giản chính là mức “đủ” về tiền bạc và tài sản để sinh sống thoải mái, lâu dài và đưa ra những quyết định lựa chọn mà không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai hay đắn đo đến tác động về mặt tài chính.

Ngoài ra, tự do tài chính sẽ không phụ thuộc vào thời gian, độ tuổi, trí thông minh của bạn. Nó thường dựa trên năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn.

Tự do tài chính là gì?

Các cấp độ của tự do tài chính

Tự do tài chính được chia làm 8 cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ sẽ đánh giá được mức độ tự do tài chính và sự nỗ lực mà bạn đã đạt được.

Cấp độ 1: Có tài khoản dự phòng

Khi đủ tiền để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp trong ít nhất 3 đến 6 tháng thì tiền lương nhận hàng tháng sẽ không còn là vấn đề không thể chậm trễ nữa.

Cấp độ 2: Đủ tiền chi trả cho những kì nghỉ

Cấp độ 2 này, cho phép bạn có thể rời khỏi công việc trong khoảng thời gian ngắn và vẫn có đủ khả năng chi trả cho những chuyến du lịch. Tuy nhiên, số tiền để chi trả chuyến đi này sẽ nằm ngoài khoản tiết kiệm dự phòng cho trường hợp khẩn cấp.

Cấp độ 3: Hạnh phúc với tiền bạc

Khi đạt đến đến mức độ này, bạn sẽ sống một cuộc sống thoải mái với các khoản chi tiêu cho nhu cầu hàng tháng sau khi đã bỏ ra khoản tiền cần thiết để tiết kiệm.

Cấp độ 4: Tự do trong lựa chọn

Đến được tới cấp độ này, bạn đã có đủ tiềm lực về tài chính để có thể rời khỏi công việc làm công để dành thời gian cho sở thích mà không cần suy nghĩ đến mức lương. Đây là cấp độ mà nhiều người mong muốn đạt được. Bởi khi đó, cuộc sống sẽ được thoải mái hơn, bạn sẽ được tự do theo đuổi đam mê và chăm sóc gia đình mà không cần đau đầu về vấn đề thu nhập.

Cấp độ 5: Sẵn sàng để nghỉ hưu

Bạn sẽ có khoản tiền tiết kiệm đủ để trích ra một con số cố định hàng tháng để đến hết đời. Thế nhưng số tiền này chỉ đủ để chi trả cho nhu cầu cơ bản và bạn vẫn phải cắt giảm một số nhu cầu và chi tiêu vô cùng kỉ luật.

Trên thế giới hiện nay, nhiều bạn trẻ đang thực hiện cấp độ này qua phong trào F.I.R.E (Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm). Nguyên tắc của phong trào là mức tiết kiệm chiếm tối đa 50 – 75% thu nhập của bạn để tích lũy tài sản từ đó sinh ra các nguồn thu nhập tự động để chi trả cho các chi phí hưu trí.

Cấp độ 6: Sẵn sàng cho kì nghỉ hưu tốt

Ở cấp độ này, bạn đã có đủ tiền hoặc dòng thu nhập thu động cố định nhiều hơn so với phí sinh hoạt hàng tháng mà bạn cần.

Cấp độ 7: Đủ đầy cho cuộc sống trong mơ

Bạn sẽ đi du lịch nước ngoài và tận hưởng cuộc sống với bạn bè khi khoản tiền thụ động “đủ” và nhiều hơn.

Cấp độ 8: Có nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chi tiêu.

Đó chính là của cải sẽ sống lâu hơn chính bạn và bạn sẽ không thể tiêu hết số tiền đó trong suốt cuộc đời của mình.

Các cấp độ của tự do tài chính

Lợi ích và rủi ro của tự do tài chính

Lợi ích của tự do tài chính

  • Giúp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Nguyên nhân chính là bởi sự vận động tự do của vốn cho phép sự phân bổ tiết kiệm trên toàn cầu một cách hiệu quả hơn và hướng các nguồn lực tới nơi sử dụng có hiệu quả hơn.
  • Thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu càng có nhiều loại định chế và sản phẩm tài chính thì hệ thống chính càng đạt hiệu quả cao và đóng góp được nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế.
  • Cải cách ở nhiều quốc gia và chất lượng đang được cải thiện rất tốt. Việc mở cửa và hội nhập kinh tế cũng như tự do tài chính yêu cầu quốc gia phải cải cách và thích ứng với các chuẩn mực chung. Cải cách diễn ra ở mọi khía cạnh, các khuôn khổ pháp lý được bổ sung, thay đổi và hoàn thiện theo luật chơi chung.

Lợi ích và rủi ro của tự do tài chính

Rủi ro của tự do tài chính

  • Làm gia tăng khủng hoảng tài chính bởi nếu mở cửa thị trường tài chính nội địa khi chưa thể phát triển được đầy đủ sẽ khiến nền kinh tế bị tác động bởi các cuộc tấn công bên ngoài và tăng rủi ro khủng hoảng đến từ thị trường bên ngoài vào khu vực nội địa.
  • Chính phủ có thể mất điều tiết thị trường tài chính khi tự do tài chính khiến cho thị trường bị thao túng bởi các tác nhân bên ngoài, nhất là khi sự cạnh tranh của hệ thống tài chính khu vực nội địa còn yếu kém.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về tự do tài chính và mặt lợi, hại của nó để có được cân nhắc trong quá trình đạt được mức “đủ” của tự do tài chính.

5/5 - (6 votes)

 

Tags

Leave a Reply