Làm chủ tài chính bản thân – bí quyết cho một cuộc sống ổn định

Theo nhiều thống kê, một trong những thói quen khiến chúng ta gặp khó khăn trong đó là túng thiếu về tiền bạc. Điều này xảy ra phần lớn do thói quen tiêu xài vô tội và, không biết tiết kiệm.

Vì vậy, là một con người hiện đại, mỗi chúng ta cần có kế hoạch riêng, làm chủ tài chính của mình. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi phân tích rõ hơn về vấn đề trên. Cùng theo dõi nhé

Những lý do bạn cần làm chủ tài chính

Ai cũng biết, làm chủ tài chính của bản thân là một chuyện rất nên làm. Nhưng thực sự thì lợi ích bạn nhận được là gì?

Làm chủ tài chính: Mục đích của các kế hoạch tài chính

Mục đích của các kế hoạch tài chính

  • Dự phòng tình huống khẩn cấp

Trong cuộc sống, tất nhiên chúng ta không bao giờ mong muốn có những chuyện không hay xảy ra. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên có kế hoạch dự phòng cho việc này. Một khoản tiền tiết kiệm nho nhỏ sẽ giúp bạn xoay xở tốt khi có những khó khăn ập tới như đau ốm, mất việc, hư xe,…

  • Sử dụng cho hoạt động giải trí

Sau khi chăm chỉ kiếm tiền thì ai cũng cần được nghỉ ngơi. Và nếu có sẵn trong tay 1 số tiền dự phòng, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch cho việc nghỉ ngơi hưn. Bạn có thể chọn những khu nghỉ dưỡng sang trọng, thoải mái hơn. Nhờ đó, việc giải trí cũng đạt hiệu quả cao hơn

  • Cải thiện chất lượng sống

Việc  tiền bạc của bản thân cũng có ý nghĩa rất nhiều trong tương lai. Nếu bạn đang có ý định xây một căn nhà, mua một chiếc xe mới thì chắc chắn sẽ cần rất nhiều tiền. Vì vậy, một kế hoạch tài chính chỉnh chu sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ này trong thời gian sớm nhất có thể

Các bước làm chủ tài chính hiệu quả nhất

Nếu bạn vẫn còn đang băn không không biết phải bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo qua 2 giai đoạn mà chúng tôi tổng hợp sau đây

Bước 1: Xác định mục tiêu

Mục tiêu luôn là điều kiện đầu tiên để kế hoạch tài chính của bạn được hoàn thành. Hãy lên sẵn cho mình 1 đích đến, ví dụ như bạn cần bao nhiêu tiền, trong bao lâu, để làm gì?

Khi đã có sẵn trong đầu 1 mục tiêu, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy có động lực hơn rất nhiều. Ngoài ra, lúc này bạn cũng bắt đầu ít bị cám dỗ hơn bởi những nhu cầu tiêu pha hằng ngày

Làm chủ tài chính: 2 bước xây dựng kế hoạch cho bản thân

2 bước xây dựng kế hoạch cho bản thân

Bước 2: Lựa chọn giải pháp

Với mỗi mục tiêu vừa đặt ra ở bước 1, bạn bắt đầu tìm cho mình 1 giải pháp để thực hiện

Nếu chỉ đơn thuần là tích lũy tài sản, bạn có thể lựa chọn gửi ngân hàng. Hãy nhờ các nhân viên tư vấn để tìm một gói cước ưu đãi nhất và sinh lời nhanh nhất cho số tiền của mình

Nếu muốn đầu tư, có thể lựa chọn kinh doanh, bất động sản, chứng khoán,…Mỗi hình thức này đều có 1 rủi ro nhất định. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định.

Một số thói quen cần có để làm tài chính bản thân

Nếu muốn xây dựng cho mình 1 kế hoạch tài chính thật chỉn chu, bạn phải rèn luyện từ những thói quen nhỏ nhất. Chẳng hạn như

  • Hạn chế nợ nần lung tung

Đa số những bạn trẻ khi vừa làm ra thu nhập đều bắt đầu có xu hướng chi tiêu thoải mái. Việc “vung tay quá trán” xảy ra thường sẽ dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất.

Do đó, hãy thật sự suy nghĩ kỹ trước khi mua sắm. Đặc biệt, chỉ sử dụng tiền bạc cho những sản phẩm thật sự cần thiết và giúp ích cho cuộc sống của bạn mà thôi

Làm chủ tài chính: Những thói quen chi tiêu tốt nên rèn luyện

Những thói quen chi tiêu tốt nên rèn luyện

  • Tập tiết kiệm

Nếu trước đây bạn chưa bao giờ biết tiệm kiệm, hãy tập làm quen ngay từ bây giờ.

Đầu tiên là đặt ra cho mình 1 mục tiêu cụ thể. Ví dụ như mỗi tuần phải tiết kiệm được 200 nghìn, hay mỗi tháng không mua sắm quá 2 lần chẳng hạn.

Sau khi quen dần dần, những mục tiêu này sẽ dần chuyển thành thói quen sống. Từ đó, bạn sẽ vừa bỏ được tính phung phí vừa tiết kiệm được kha khá ngân sách đấy

  • Cân bằng thu – chi

Điều này được hiểu đơn giản như sau, nếu tháng này bạn vừa nhận được lương là 10 triệu đồng, hãy lên kế hoạch cụ thể cho số tiền này. Bạn sẽ dùng bao nhiêu để ăn uống, bao nhiêu để trả tiền nhà, bao nhiêu để tiết kiệm.

Dựa trên kế hoạch ấy, cố gắng cân bằng chi tiêu trong ngày của mình sao cho phù hợp nhất. Đến cuối tháng nếu giành được 1 khoản còn lại, bạn có thể đem đi đầu tư cho những kế hoạch sinh ời khác đấy

Trên đây là toàn bộ thông tin về đề tài làm chủ tài chính mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hãy tham khảo và thực hiện ngay nếu bạn có nhu cầu. Và đừng quên thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để tìm đọc những bài viết mới nhất nhé.

5/5 - (9 votes)

 

Tags

Leave a Reply