Cho vay lãi nặng là gì? Mức phạt đối với tội phạm cho vay lãi nặng

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng tiền của con người cũng ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng có sẵn một số tiền lớn trong tay.

Do đó, hình thức cho vay nặng lãi ra đời. Vậy cho vay nặng lãi có vi phạm pháp luật không? Tội phạm cho vay nặng lãi bị phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tội phạm Cho vay nặng lãi
Nhận biết Lãi suất cho vay vượt 20%/năm
Mức phạt Lên tới 1 tỷ đồng
Căn cứ pháp lý Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015

Tìm hiểu về cho vay lãi nặng

Khi cần một số tiền lớn trong thời gian ngắn, rất nhiều người tìm đến cho vay nặng lãi như một giải pháp nhanh – gọn – lẹ.

Cho vay lãi nặng là gì?

Cho vay lãi nặng là một hình thức cho vay tiền mặt tín chấp với lãi suất khá cao và được nhiều người yêu thích nhờ thủ tục vay tiền gọn nhẹ, đơn giản cũng như thời gian giải ngân nhanh, gần như là ngay trong ngày.

Cho vay nặng lãi khá phổ biến hiện nay

Cho vay nặng lãi khá phổ biến hiện nay

Theo quy định của pháp luật nước ta tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, lãi suất giữa bên vay vốn và bên cho vay sẽ được tiến hành thỏa thuận khi bắt đầu giao dịch. Nhưng không được vượt quá 20%/năm (nếu thỏa thuận không rõ thì sẽ là 10%/năm).

Như vậy, từ năm 2017, trần lãi suất cho vay được nới thêm tới 6,5% (từ 13,5% lên 20%/năm). Tuy nhiên, vẫn chưa rõ, các tổ chức tín dụng (TCTD) thì có được cho vay vượt mức lãi suất 20%/năm hay không với quy định mở rộng “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Người cho vay nặng lãi còn được gọi là cá mập cho vay, họ sẽ cung cấp các khoản cho vay với điều khoản thu nợ khá khắt khe. Thông thường thì các hoạt động cho vay nặng lãi sẽ nằm ngoài sự quản lí của chính quyền.

Cách tính lãi suất cho vay lãi nặng

Khi vay nặng lãi ở bất kì một cá nhân hay tổ chức nào, bạn đều sẽ phải trả các khoản lãi sau:

  • Lãi quá hạn trên nợ gốc: đây là loại lãi quá hạn chưa trả dựa trên nợ gốc ban đầu của bạn

Lãi quá hạn trên nợ gốc = thời gian đã quá hạn x nợ gốc ban đầu (lãi suất theo hợp đồng x 150%)

  • Lãi trong hạn

Lãi trong hạn = thời gian vay ghi trong hợp đồng x só tiền gốc đã vay x lãi suất đã thỏa thuận của 2 bên.

  • Lãi trả chậm: đây là số tiền mà bên vay cần phải trả khi đã đến hạn trả mà người vay vẫn không trả hoặc trả không đủ

Lãi trả chậm = Thời gian trả chậm x 0,83 x thời gian vay tiền x nợ gốc x lãi suất quy định trên hợp đồng

Tùy theo từng cá nhân hoặc tổ chức mà sẽ có cách tính lãi khác nhua. Tuy nhiên phần lớn vẫn là cách tính như trên.

Tham khảo thêm khoản 5 điều 466 Bộ luật dân sự 2015

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Tội phạm cho vay nặng lãi là gì?

Theo Khoản 1 Điều 163 của Bộ luật Hình sự nước ta quy định “Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”.

Như vậy, tội phạm cho vay nặng lãi có thể được định nghĩa là người tiến hành cho vay nặng lãi với mức lãi suất cao nhất trong các mức mà pháp luật quy định trên 10 lần và có tính chất bóc lột trong đó.

Tội phạm cho vay lãi nặng là gì?

Theo Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Vậy, bất cứ giao dịch nào có lãi suất vượt mức 20%/năm (tương đương với lãi suất 20:12= 1,67%/tháng) sẽ bị coi là bất hợp pháp. Đây chính là dấu hiệu cấu thành “tín dụng đen“.

Tiếp theo, tội phạm cho vay nặng lãi thường được cấu thành từ yếu tố bóc lột. Theo đó, người phạm tội sẽ lợi dụng việc cho vay tiền để cho vay với lãi suất quá cao nhằm bóc lột người đi vay. Hành động bóc lột này được định nghĩa là một hành vi mang tính chuyên nghiệp mà tội phạm này lấy đó làm một nghề kiếm sống và là nguồn thu nhập chính cho cuộc sống.

Tội phạm cho vay lãi nặng bị phạt như thế nào?

Với định nghĩa tội phạm cho vay nặng lãi như trên, các đối tượng này sẽ có các mức xử phạt cụ thể như sau:

Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có quy định như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Tội phạm cho vay có thể bị phạt lên đến 1 tỷ đồng

Tội phạm cho vay có thể bị phạt lên đến 1 tỷ đồng

Theo quy định nêu trên, nếu người cho vay cho bạn vay nặng lãi, tức mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 5 lần trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những thủ đoạn cho vay lãi nặng thường gặp của tín dụng đen

  1. Phát, dán tờ rơi, lập các website, sử dụng mạng xã hội, các ứng dụng điện thoại di động… đăng tin quảng cáo vay cần gặp mặt, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, cấp tiền ngày, tiền không với số tiền vay từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng.
  2. Sử dụng công nghệ cao tổ chức hoạt động tín dụng đen qua mạng internet dưới dạng cho vay trực tuyến, vay ngang hàng (còn gọi là P2P Lending – Peer to Peer Lenging, thuộc lĩnh vực công nghệ và vấn tài chính – Fintech) là hình thức vay thông qua các ứng dụng di động (giống như ứng dụng đặt xe Grap, Uber.)
  3. Ngụy trang hành vi cho vay nặng lãi bằng các hợp đồng biến tướng để lách luật và trốn tránh sự điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan công an như: ghi lãi suất thấp hơn rất nhiều so với thực tế trong hợp đồng hoặc ghi lãi suất theo thỏa thuận trong một loại giấy tờ khác (như giấy vay tiền, giấy viết tay để có thể tiêu hủy, thay đổi dễ dàng, yêu câu bị hại viết giấy bán tài sản sau đó thuê lại chính tài sản mình đã bán để sử dụng làm bằng chứng để tố cáo con ng chiếm đoạt tài sản nếu không trả nợ đúng hẹn với cơ quan Công an vv…
  4. Lách luật để cho vay nặng lãi bằng việc cho vay thông qua việc mua, bán, cầm cố xe máy, ô tô, còn việc tính lãi suất chỉ giao dịch bằng miệng nên việc xử lý hình sự giao dịch này theo pháp luật là hết sức khó khăn.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về hình thức cho vay lãi nặng và mức phạt đối với tội phạm cho vay lãi nặng. Để tìm hiểu thêm các thông tin khác về các hình thức vay tiền, kiếm tiền, truy cập ngay website Top Bài Viết của chúng tôi nhé.

Xem thêm: Top 300+ App Vay Tiền Online Mới, Siêu Vay App, Chỉ Cần CCCD(Mở trong cửa số mới)
5/5 - (12 votes)

 

Leave a Reply