Sơ Đồ Lắp Ráp Bình Pin Lithium 12v Hệ 3s, 4s

Một viên pin lithium-ion, còn được gọi là cell lithium-ion hoặc LIB, là một loại pin có thể sạc lại sử dụng ion lithium như những người mang điện tích. Pin lithium-ion được sử dụng trong nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy ảnh.. đặc biệt là trong việc lắp ráp Bình Pin Lithium (điện áp từ 12 – 48v, dòng điện 15 – 200AH..) lưu trữ cho năng lượng mặt trời.

Top Bài Viết sẽ chia sẻ chi tiết cách lắp ráp pin lithium với nhiều điện áp và dòng điện khác nhau thông qua sơ đồ lắp ráp.

Ưu – Nhược điểm Pin Lithium-ion

Pin lithium-ion có một số lợi ích so với các loại pin khác, bao gồm:

  • Mật độ năng lượng cao: Pin lithium-ion có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn mỗi đơn vị thể tích so với các loại pin khác như pin chì-acid.
  • Tuổi thọ cao: Pin lithium-ion có thể kéo dài trong nhiều năm, ngay cả khi sử dụng nặng.
  • Sạc nhanh: Pin lithium-ion có thể được sạc nhanh chóng, làm cho chúng lý tưởng cho các thiết bị di động.

Tuy nhiên, pin lithium-ion cũng có một số nhược điểm, bao gồm:

  • Chi phí cao: Pin lithium-ion đắt hơn so với các loại pin khác.
  • Vấn đề về an toàn: Pin lithium-ion có thể nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách hoặc nếu bị hư hỏng.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ: Pin lithium-ion có thể bị hư hỏng bởi nhiệt độ cực đoan.

Kiến Thức Cần Biết Khi Lắp Ráp 1 Bình Pin Lithium 12v hệ 3s, 4s

Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ đề cập đến việc lắp ráp bình pin lithium 12v (dòng điện bất kỳ từ 20 – 100 AH)

1. Loại pin và số lượng pin lithium:

Sơ Đồ Lắp Ráp Bình Pin Lithium 12v Hệ 3s, 4s

Để lắp ráp được bình pin Lithium 12v với các dòng từ 20 – 100AH trở lên bạn cần phải  có Pin Lithium với số lượng như sau:

Hệ bình 3S: Cần có 3 viên pin 3.7v để nối tiếp với nhau: 3.7 x 3 ~ 11.1 (định danh). Mức điện áp khi sạc đầy là: ~4.2v x3 ~ 12.6v (mỗi pin 3.7v khi sạc đầy sẽ đạt mức điện áp tối đa: 4.2v).

  • Ưu điểm: Bình lắp theo hệ 3s sẽ có khối lượng nhẹ, dễ vận chuyển, ít tốn chi phí mua pin, thời gian sạc nhanh. Thích hợp để kích đánh cá. Ví dụ: bình pin Lithium 12v 50AH hệ 3s chỉ nặng khoảng 3.3kg.
  • Nhược điểm: Dung lượng pin chỉ đạt tối đa 12.6v nên thời gian sử dụng không nhiều so với pin hệ 4s.

Hệ bình 4s: Cần ghép nối 4 viên pin 3.2v để đạt mức điện áp khi sạc đầy: ~ 3.65 x 4  = ~14.4v (mỗi pin 3.2v khi sạc đầy sẽ đạt mức điện áp tối đa: 3.65v)

  • Ưu điểm: Bình lắp theo hệ 4s sẽ có khối lượng nặng hơn hệ bình pin 3s vì thế tốn chi phí mua pin, thời gian sạc cũng sẽ lâu hơn. Thường sử dụng bình pin hệ 4s làm pin lưu trữ cho pin mặt trời.
  • Nhược điểm: Dung lượng pin đạt tối đa 14.4v nên thời gian sử dụng lâu hơn hệ 3s.

Lưu ý:

  • Các thương hiệu Pin lithium uy tín như: Lishen, Eve..
  • Khi mua pin cần lưu ý pin loại A và B, loại A sẽ có giá đắt hơn.
  • Kiểm tra chất lượng pin thông qua việc đo nội trở, pin mới thì nội trở rất thấp, chỉ tầm 0.1- 0.2 Ohm, pin cũ thì nội trở cao hơn.
Kết luận: Bình Pin lithium ghép hệ 4s là phù hợp nhất để sử dụng lưu trữ trong hệ thống năng lượng mặt trời

2. Sơ đồ lắp ráp bình pin Lithium 12v hệ 3s, 4s

Hệ 3s (ghép nối tiếp 3 pin 3.7v)

Sơ Đồ Lắp Ráp Bình Pin Lithium 12v Hệ 3s, 4s

Hệ 4s (ghép nối tiếp 4 pin 3.2v)

Sơ Đồ Lắp Ráp Bình Pin Lithium 12v Hệ 3s, 4s

Mẹo hiểu nhanh sơ đồ: Lấy cực Âm của viên bất kỳ làm điểm Đầu, sau đó lần lượt mắc nối tiếp các viên pin còn lại vào. Các điểm B.. là vị trí nối dây của mạch bảo vệ BMS.

3. Các bước tiến hành lắp ráp bình pin Lithium 12v hệ 3s, 4s:

Bước 1: Căn cứ về mục đích sử dụng và sơ đồ lắp ráp bình để chuẩn bị số lượng pin, mạch bảo vệ BMS cho phù hợp hệ và dòng điện. Ví dụ: hệ pình 3s với dòng điện 50AH thì nên dùng mạch bảo vệ BMS 3s 100AH trở lên; hệ pình 4s với dòng điện 50AH thì nên dùng mạch bảo vệ BMS 4s 100AH trở lên.

Bước 2: Kiểm tra điện áp từng pin để cân bằng đều các pin trước khi ghép nối. Điện áp chênh lệch lý tưởng giữa các pin là: 0.01 – 0.03V. Một số cách để cân bằng các pin nếu chênh lệch quá lớn:

  • Cách 1: Nối song song các pin lại với nhau trong 1 – 2 giờ để chúng tự thực hiện quá trình cân bằng điện áp từ viên pin điện áp cao sang điện áp thấp. (Lưu ý: Các cực dương của pin sẽ nóng lên khi thực hiện quá trình này)
  • Cách 2: Sạc hoặc Xả riêng từng pin để đạt mức điện áp lý tưởng. Lưu ý: Nếu sạc thì nên dùng loại sạc có hỗ trợ mạch cân bằng, ví dụ sạc bằng Imax B6 Mini…

Sạc pin lithium IMax B6 Mini

TÌM MUA IMAX B6 MINI TRÊN SHOPEE

Bước 2: Dựa vào sơ đồ lắp ráp để tiến hành nối các cực của viên pin lại với nhau và nối từng dây của mạch bảo vệ BMS theo đúng thứ tự nối: Cực Âm (đầu) => B1 => B2 =>..=> Cực Dương (cuối)

Mách nhỏ: Nếu không có thời gian và chuyên môn để lắp ráp bình pin lithium thì bạn có thể đặt mua bình pin lithium có sẵn.

MUA BÌNH PIN LITHIUM 12V 100AH TRÊN SHOPEE

Tham khảo một số video hướng dẫn chi tiết cách lắp ráp bình pin Lithium

1. Hướng dẫn nắp ráp trọn bộ pin 12v 100ah từ A – Z II assembly instructions for 12v 100ah battery pack

2. Hướng dẫn nắp ráp bộ pin lithium 12v 60ah từ A-Z II lithium battery assembly cover 12v 60ah from A-Z

3. Hướng dẫn ráp pin lithium hệ 3s – 60ah từ A – Z

Tạm kết

Khi sử dụng bình pin lithium cho hệ thống pin mặt trời, cần chú ý đến các yếu tố như công suất lưu trữ, tuổi thọ pin, bảo vệ quá dòng và quá áp, cũng như hệ thống quản lý pin để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống.

5/5 - (12 votes)

Leave a Reply