AccessTrade Bật Mí 15+ Chiêu Trò Lừa Đảo Qua Mạng

Lướt (Facebook) một ngày đàng, gặp toàn lừa đảo là vấn đề hết sức nhức nhối của chúng ta hiện nay, nhất là với các học sinh, sinh viên, mẹ bỉm,.. đang tìm kiếm các công việc online nhằm cải thiện thu nhập. Cùng ACCESSTRADE nhận diện các chiêu trò này và tìm hiểu cách phòng tránh nhé.

Các dạng lừa đảo qua mạng thường gặp hiện nay

Việc làm online lừa đảo

  1. Giao dịch Trade, Forex, Chứng khoán, Bitcoin… nhưng thông qua các web, app điện thoại mới thành lập, kém uy tín: nạp tiền dễ, rút ra khó.
    AccessTrade Bật Mí 15+ Chiêu Trò Lừa Đảo Qua Mạng                                            Các sàn giao dịch mới mở, kém uy tín
  2. Cộng tác viên bán hàng online không cọc, không vốn: công việc là đăng bài lên mạng xã hội, hưởng hoa hồng khi có khách mua hàng. Sau đó sẽ có nhóm người giả làm khách đặt hàng, mua hàng với số lượng lớn, nạn nhân phải bỏ số tiền lớn nhập hàng về nhưng lúc đó người mua bom hàng và biến mất.
  3. Gõ Captcha: công việc nhẹ nhàng, không vốn, chỉ cần nhập liệu, gõ captcha. Ban đầu được thử với các mã rất dễ, nạn nhân sẽ đặt cọc 300k – 500k để được ký hợp đồng chính thức. Ngay sau khi ký hợp đồng, các mã sẽ tăng độ khó (dài, khó nhìn), thời gian hạn hẹp. Dần dần, nạn nhân chán nản với công việc và bỏ cọc.
  4. Cộng tác viên bán hàng, đặt đơn hàng ảo cho Lazada, Shopee sau đó yêu cầu nạn nhân phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua hàng hoặc để rút tiền hoa hồng trong tài khoản cộng tác viên ra.
  5. Nhân viên xử lý đơn hàng của Lazada, Shopee, Amazon: tương tự hình thức trên.
  6. Xem video Youtube, Tiktok – Đọc báo, tin tức là có tiền: Các app yêu cầu làm nhiệm vụ, tiền thưởng được cộng vào tài khoản, nhưng phải nạp tiền để tạo tài khoản, hoặc nạp tiền mới được rút tiền thưởng.

Các hình thức lừa đảo khác

  1. Giả dạng web các công ty lớn như Facebook, ngân hàng để lừa lấy thông tin cá nhân người dùng nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, Facebook của nạn nhân.
  2. Các đối tượng chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook, Zalo,… của nạn nhân, sau đó sử dụng tài khoản này để nhắn tin đề nghị người thân, bạn bè chủ tài khoản chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại.
  3. Nhắn tin thông báo trúng giải thưởng có giá trị lớn, yêu cầu đóng góp ủng hộ quỹ người nghèo, tàn tật bằng cách chuyển tiền vào tài khoản mà chúng cho trước hoặc mua thẻ điện thoại chuyển thông tin cho các đối tượng lừa đảo.
  4. Tự xưng là bưu điện / bưu cục thông báo có bưu phẩm đang chờ được nhận: bắt chuyển tiền mới được nhận
  5. Người nước ngoài làm quen qua mạng: làm quen và ngỏ ý gửi tặng quà có giá trị lớn, nhưng bị kẹt hải quan, phải chuyển tiền mới được nhận.
  6. Tự xưng là cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra: yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thẻ ngân hàng, hoặc yêu cầu chuyển tiền để bảo lãnh tội danh.
  7. Gửi tin nhắn SMS giả mạo của ngân hàng để lừa khách hàng truy cập vào đường link giả, sau đó yêu cầu cung cấp các thông tin bảo mật như tên, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, thông tin thẻ,… khi có được các thông tin này, đối tượng sẽ rút tiền trong tài khoản của nạn nhân.
  8. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng: Các đối tượng lừa đảo cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến tài khoản ngân hàng. Tiếp đó, yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia kèm tiền lãi như một khoản vay với lãi suất cắt cổ.
  9. Lừa đặt cọc mua hàng: rao bán hàng với giá rất rẻ cực sốc, nhưng yêu cầu chuyển tiền trước mới giao hàng. Người bán chặn liên hệ sau khi nhận được tiền.
  10. Đánh bạc online: dễ thắng ban đầu nhưng phải nạp thêm tiền nếu muốn rút tiền đã thắng được. Dĩ nhiên sẽ không bao giờ rút được tiền.

AccessTrade Bật Mí 15+ Chiêu Trò Lừa Đảo Qua Mạng

Quy tắc phòng tránh lừa đảo qua mạng

Các hình thức lừa đảo qua mạng vẫn luôn biến tướng và liên tục thay đổi chóng mặt, khiến chúng ta không thể nào nhớ hết được. Tuy nhiên, chỉ cần tuân theo các quy tắc đơn giản bên dưới, khả năng “tiền mất tật mang” sẽ giảm đến mức tối thiểu:

  • Tiết chế lòng tham: hãy đặt thật nhiều câu hỏi nghi vấn về đối tượng mình đang liên hệ (Họ có uy tín không? Họ có thật là các đơn vị ngân hàng, cơ quan chức năng, công ty lớn? Mình sẽ mất gì nếu làm theo lời họ?…)
  • Không chuyển tiền trước: “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” – câu này chỉ đúng với các mối quan hệ gặp mặt, giao dịch trực tiếp. Còn với môi trường online qua điện thoại, mạng xã hội, hãy tuyệt đối không bao giờ chuyển tiền trước trong bất kỳ trường hợp nào.
  • Không cung cấp thông tin cá nhân như số CMND (hoặc CCCD), OTP ngân hàng, CVV thẻ tín dụng.
  • Kiểm tra độ uy tín website: công ty uy tín thường có tuổi đời khá lâu trên thị trường, kèm theo đó là các thông số đánh giá độ uy tín mà các website lừa đảo mới tạo không thể nào có được
    Link kiểm tra: https://websiteseochecker.com/domain-age-checker/
    Kết quả DA (Domain Authority) cần trên 20 và PA (Page Authority) cần trên 40 mới được xem là đáng tin cậy

AccessTrade Bật Mí 15+ Chiêu Trò Lừa Đảo Qua Mạng

Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng

Nếu phát hiện thấy bất cứ hành vi, tổ chức nào có những dấu hiệu lừa đảo, hãy liên hệ ngay đến các đơn vị bên dưới để tự bảo vệ mình, đồng thời bảo vệ cho cộng đồng:

+ Đường dây nóng 113 và Bộ công an 069.234.3647

+ Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn./

+ Trang cảnh báo lừa đảo của Google phối hợp với Trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia: https://www.dauhieuluadao.com/

+ Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Gọi đến số điện thoại đường dây nóng 0888.247.247 hoặc qua website https://duongdaynong.tphcm.gov.vn/lien-he

+ Một số đường dây tổng đài ngân hàng: Sacombank (1900555588), ACB (02838247247), HDBank (19006060), Vietcombank (1900545413), MoMo (1900545441), SHB (*6688), Agribank (1900558818), MBBank (1900545426), BIDV (19009247), Vietinbank (1900558868), Nam Á (19006679)

Các việc làm online đáng tin, uy tín

Sau đây là các việc làm online hoàn toàn phù hợp với học sinh, sinh viên, mẹ bỉm, công nhân,… có thể tự tin tham gia mà không sợ bị lừa:

  • Tự bán hàng online: hình thức này đã quá phổ biến, không cần bàn đến. Tuy nhiên cần trang bị rất nhiều kiến thức trước khi bắt đầu: Tìm nguồn hàng, Bỏ vốn nhập hàng, Chụp ảnh sản phẩm, Viết bài bán hàng, Marketing – Quảng cáo, Quản lý kho – số lượng hàng, Xử lý vận chuyển,…
    Đánh giá: Tuy vốn có thể không quá lớn nhưng rủi ro cao không bán được hàng, chôn vốn nếu không đủ kiến thức, công sức vận hành lớn.
  • Đầu tư tài chính, chứng khoán: thu nhập khá hấp dẫn so với công sức bỏ ra, không cần quá nhiều kỹ năng như bán hàng online. Mặc dù vậy, vốn đầu vào cần khá lớn, khả năng lỗ vốn vẫn có thể xảy ra ngay cả với những nhà đầu tư có kha khá kiến thức.
    Đánh giá: Ít bỏ công sức, chủ yếu tập trung vào kiến thức thị trường, mức rủi ro tương đối cao nếu muốn theo hướng “liều ăn nhiều”, nếu đầu tư an toàn thì lợi nhuận sẽ thấp.
  • Kiếm tiền online với Affiliate (Tiếp thị liên kết): cũng là dạng Cộng tác viên bán hàng hoặc làm nhiệm vụ để nhận hoa hồng, nhưng làm với các công ty lớn nên cực kỳ đảm bảo uy tín. Hoàn toàn miễn phí đăng ký và cả rút tiền nên không hề có rủi ro. Chỉ cần bạn chịu khó làm theo hướng dẫn và bỏ thời gian học hỏi thêm các kỹ năng về Marketing. Đặc biệt, duy nhất tại ACCESSTRADE, bạn sẽ được hướng dẫn tạo doanh thu 1 – 10 triệu đồng ngay trong ngày đầu tiên khi mới đăng ký tham gia.

>> Kiếm 1 – 10 triệu đầu tiên ngay, cực dễ với AccessTrade <<

Nguồn: AccessTrade

5/5 - (8 votes)

Leave a Reply