Tài chính công nghệ Fintech hiện đang là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Nó được coi là xu hướng mới mẻ, bắt kịp thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về xu hướng này và đặt ra câu hỏi: Fintech là gì? Có nên thử đầu tư hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc này nhé!
Fintech thực chất là gì?
Fintech được hiểu một cách chính xác nhất là sự kết hợp giữa công nghệ và tài chính. Cụ thể Fintech sẽ có thể dùng bằng điện thoại thông minh, thiết bị có kết nối Internet, phần mềm mã nguồn, điện toán đám mây với mục đích cải thiện hiệu suất làm việc trong lĩnh vực đầu tư, ngân hàng.
Fintech là sự kết hợp giữa công nghệ và tài chính
Thực trạng phổ biến là hiện nay đã có một số nhà đầu tư kinh doanh quan tâm đến lĩnh vực này để bảo vệ các nguồn lợi tài chính của mình. Họ không xa lạ gì với khái niệm “Tài chính công nghệ Fintech” và tích cực vận hành mô hình này. Thực chất Fintech nếu được vận dụng hài hòa đúng cách sẽ mang lại sức mạnh không hề nhỏ, là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty với nhau và là bàn đạp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
Cách thức hoạt động của Fintech
Ngày nay, xu hướng công nghệ tài chính Fintech có tốc độ phát triển không ngừng thể hiện tính ưu việt của nó trong thời đại mới. Một sự thật thú vị đó chính là Fintech là một bộ phận trong lĩnh vực công nghệ. Fintech đang biến đổi không ngừng, hiện diện ở nhiều ứng dụng, dự án đa dạng khác nhau.
Trong đó, một số thuật toán phổ biến là blockchain, machine learning… đã và đang được áp dụng một cách nhuần nhuyễn các kỹ thuật mới nhất nhằm mục đích vận hành quỹ phòng hộ tín dụng.
Đầu tư công nghệ tài chính Fintech, nên làm không?
Một câu hỏi khá phổ biến đặt ra hiện nay đó là: có nên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tài chính Fintech hay không? Thực tế đã chứng minh rằng sự ảnh hưởng của Fintech đối với các công ty tài chính là rất lớn. Chỉ cần chú trọng đầu tư sử dụng công nghệ tài chính Fintech là bạn đã có thể quản lý chặt chẽ các nguồn tài chính của bản thân một cách thông minh.
Trong đó không thể không kể đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bất cứ ai cũng có thể nhận thấy rõ ràng hệ thống cho vay tiền online, ngân hàng trực tuyến, ví điện tử, mobile banking… trong những năm gần đây đã phát triển rầm rộ và được khách hàng đón nhận nhiệt tình.
Sự ảnh hưởng của tài chính công nghệ đối với các công ty tài chính là rất lớn
Fintech đã góp phần đẩy mạnh sự hữu dụng của các phần mềm, ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ như: Điều hướng hành vi sử dụng của các khách hàng theo hướng đa nhiệm sử dụng Big Data, giảm thiểu định chế tín dụng tài chính, cập nhật trích xuất dữ liệu toàn diện bền vững.
Chính việc làm này đã góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ngân sách và việc có sử dụng xu hướng công nghệ tài chính Fintech hay không sẽ tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi cá nhân, tùy theo nhu cầu và mục đích mong muốn đạt được.
Các xu hướng Fintech phổ biến năm 2021
Fintech không dừng lại ở các khoản vay ngang hàng (P2P lending), vay tiền online, vay tiêu dùng, vay cầm đồ, vay thế chấp…Ngoài ra Fintech tại Việt Nam còn có các lĩnh vực sau:
- Trung gian thanh toán (ví điện tử).
- Tài chính cá nhân.
- Cho vay ngang hàng (p2p lending).
- Công nghệ bảo hiểm.
- Ngân hàng số.
- Điểm tín dụng.
- Gọi vốn cộng đồng,…
- Tiền điện tử
Trong đó, 2 lĩnh vực lớn mạnh nhất là Ví điện tử và Cho vay ngang hàng với số lượng thành viên lần lượt là 28 (được cấp phép, trừ NAPAS) và hơn 70 (không chính thức). (thống kê tháng 1/2020).
Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại vẫn đi sau các nước trong khu vực Đông Nam Á với độ phủ của các dịch vụ tài chính – ngân hàng chính thức.
Cùng điểm qua một số xu hướng tài chính fintech trong năm 2021:
Tiền điện tử
Xu hướng fintech quan trọng nhất vào năm 2021 sẽ là tiền điện tử. Tiền điện tử đang tiếp tục lan rộng và thâm nhập hàng loạt vào nhiều lĩnh vực.
Cho vay ngang hàng (P2P Lending)
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư các công ty hoạt động cho vay ngang hàng thực hiện hoạt động kết nối giữa người vay và người cho vay trên nền tảng công nghệ số. Bên vay và bên cho vay được kết nối với nhau để thực hiện vay tiền. Các tác nhân tham gia trong mô hình hoạt động cho vay ngang hàng gồm có: Công ty hoạt động cho vay ngang hàng; người đi vay; người cho vay; ngân hàng; công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (ví điện tử), công ty bảo hiểm, thu hồi nợ…
Trường hợp bên cho vay đồng ý cho vay tiền thì bên vay và bên cho vay sẽ giao kết thỏa thuận tài chính, trong đó thống nhất với nhau về lãi suất, nghĩa vụ giải ngân của bên cho vay, nghĩa vụ thanh toán khoản vay, tiền lãi và phí (nếu có) của bên vay…
Trong mô hình kết nối này, mặc dù các chủ thể tham gia là độc lập, mỗi chủ thể đều có vai trò, quyền lợi và trách nhiệm riêng.
Ví điện tử
Ví điện tử hay còn được gọi là Ví tiền Online là một tài khoản thanh toán các giao dịch trực tuyến phổ biến nhất hiện nay như: Thanh toán tiền điện, nước, học phí, nạp tiền điện thoại (Top Up), mua vé xem phim,… Chức năng hoạt động của Ví điện tử thực hiện bằng cách Liên kết Tài Khoản ngân hàng (Xem danh sách ngân hàng), nạp tiền vào Ví và thanh toán bất kì dịch vụ có liên kết một cách đơn giản, tiện lợi.
Chỉ cần bạn có Smartphone, mạng Wifi và tài khoản đã có thể thực hiện mọi giao dịch ở mọi nơi.
Những dấu hiệu tăng trưởng Fintech trong tương lai
5 công ty Fintech Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020: 5 công ty công nghệ tài chính của Việt Nam trong danh sách gồm Payoo, Moca, Momo, Tima và ZaloPay. 4 trong số 5 công ty sở hữu ví điện tử. Trong số họ, Moca, Momo và ZaloPay chiếm tới hơn 90% thị phần ví điện tử tại thị trường Việt Nam.
Ngoài việc ghi nhận về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ.
Còn theo thống kê của Crowdfundinsider, các công ty công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam đang đi nhanh so với khu vực. Cụ thể, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, các fintech Việt Nam nhận về 410 triệu USD vốn đầu tư. Số vốn này tương đương 36% tổng lượng đầu tư vào thị trường Đông Nam Á.
Tổ chức này đánh giá, giai đoạn 2019 – 2020 là năm “vàng” với giới khởi nghiệp Việt Nam nói chung, và mảng fintech nói riêng. Nhất là khi tổng vốn đầu tư vào fintech Việt Nam tăng từ tỷ trọng 0,4% toàn khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái, lên 36% trong năm nay.
Xu hướng Fintech trong những năm sắp tới tại Việt Nam?
NHNN cho biết, dự kiến từ năm 2021 sẽ chính thức tiến hành tiếp nhận hồ sơ và chấp thuận cho các ngân hàng, công ty cung ứng giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo Dự thảo Nghị định đang được xây dựng, các lĩnh vực Fintech được tham gia Cơ chế thử nghiệm Fintech bao gồm Thanh toán, Tín dụng, Cho vay ngang hàng (P2P Lending), Hỗ trợ định danh khách hàng, Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), Các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain, Các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…)
Thời gian thử nghiệm các giải pháp Fintech là 1-2 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thử nghiệm.
Tùy thuộc vào các giải pháp Fintech cụ thể, NHNN sẽ thảo luận với tổ chức tham gia thử nghiệm để quyết định phạm vi cho hoạt động của các giải pháp, bao gồm đồng thời hoặc 1 trong 3 yếu tố: về địa lý, về hạn mức giao dịch và về số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ.
Kết thúc thời gian thử nghiệm, các tổ chức tham gia thử nghiệm phải xây dựng báo cáo tổng kết, bao gồm các thông tin: sản phẩm đầu ra thử nghiệm, các chỉ số đánh giá thử nghiệm về thành công hay thất bại của giải pháp và kết quả thử nghiệm; các báo cáo sự cố và giải quyết khiếu nại của khách hàng và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thử nghiệm.
NHNN căn cứ trên báo cáo tổng kết và quá trình giám sát trình Thủ tướng phương án xử lý tiếp theo, gồm: dừng thử nghiệm, chứng nhận hoàn thành thử nghiệm hoặc gia hạn thử nghiệm.
Như một điều thần kỳ, Fintech đã nhanh chóng làm biến đổi một số dịch vụ và kênh phân phối theo cách thức, tư duy truyền thống. Hy vọng bạn đã có một cách nhìn khách quan và chi tiết về xu hướng công nghệ và tài chính Fintech thông qua bài viết này!